SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật ngôn từ qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 9
Bộ sách:
Lượt xem: 1672
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
30
Lượt tải:

3

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật ngôn từ qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.4.1. Trau dồi vốn hiểu biết cho học sinh
2.4.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ giá trị từ ngữ nghệ thuật cho học sinh
2.4.3. Bài giảng minh họa

Mô tả sản phẩm

                                       

  1. Mở đầu

1.1. Lí do chon đề tài:

Truyện Kiều” từ khi ra đời đến nay, trải qua thời gian trên một trăm năm mà vấn đề nghiên cứu phê bình tác phẩm này vẫn chưa bao giờ có thể coi là kết thúc. Bởi các đóng góp của Nguyễn Du về vấn đề giá trị nhân đạo cũng như về mặt phản ánh hiện thực qua tác phẩm. Theo Hoài Thanh: “Truyện Kiều là “một tiếng kêu thương”, “một bản tố cáo”, “một giấc mơ”. “Truyện Kiều là đỉnh cao của thơ ca cổ điển dân tộc, trong tác phẩm đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc sáng tạo nghệ thuật ngày nay.”[4]

 Văn học là loại hình ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện đặc thù. Giảng dạy văn học xét đến cùng là giảng dạy ngôn ngữ văn học. Khi tìm hiểu “Truyện Kiều”, người giáo viên cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của truyện. Nhưng với yêu cầu của chương trình phổ thông và một số tiết quy định, giáo viên không thể tham lam đi vào việc phân tích quá nhiều từ ngữ mà phải biết chọn lọc. Do đó, khi phân tích, người thầy cần tập trung  vào  những từ ngữ có ý nghĩa biểu hiện tính cách nhân vật cũng như chủ đề cơ bản của tác phẩm với giá trị nghệ thuật tối ưu. Chính vì vậy, việc tìm hiểu giá trị của các từ ngữ trong “Truyện  Kiều” ngày càng có những điều mới mẻ, giúp ta nâng cao được trình độ cảm thụ từ ngữ, cảm thụ tác phẩm cho học  sinh.

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập cùng với những băn khoăn, trăn trở qua nhiều năm dạy văn, với mong muốn học sinh có sự rung động tinh tế, lâu bền với các tác phẩm văn học thông qua việc cảm thụ các từ ngữ “đắt” trong tác phẩm đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài : “Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật  ngôn từ qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình ngữ văn 9” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Trong trường phổ thông trung học cơ sở hiện nay, học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng, trình độ cảm thụ văn học chưa cao. Các em chưa trang bị được cho mình vốn sống, vốn văn hoá, sử dụng từ ngữ trong nghệ thuật diễn đạt còn yếu, chưa tự mình cảm thụ được giá trị nghệ thuật của từ ngữ trong các tác phẩm văn học. Đăc biệt, trong chương trình ngữ văn 9, các em được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học cổ. Vì vậy, việc rèn luyện để học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật của các từ ngữ trong các tác phẩm là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì lẽ đó, ở đề tài này tôi xin đề cập đến một vài biện pháp giúp học sinh cảm thụ được giá trị một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều”. Từ đó, học sinh có thể tự mình phân tích tác phẩm để thấy rõ giá trị và hạn chế của tác phẩm đó.

1.3. Đối tượng nghiên cứu – khảo sát, thực nghiệm

  • Phần văn học trung đại lớp 9.
  • Học sinh lớp 9 trường THCS Thọ Ngọc – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá

 

1.4. Phương pháp nghiên cứu

  • Đọc tài liệu tham khảo.

–  Nghiên cứu về từ ngữ nghệ thuật, về giải pháp giúp học sinh cảm thụ giá trị của một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều”.

  • Áp dụng nội dung nghiên cứu vào dạy – học.
  • Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy ở các đối tượng học sinh khác nhau.

1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

  • Giới thiệu phạm vi đề tài:

Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật  ngôn từ qua các đoạn trích giảng “ Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9.

  • Kế hoạch nghiên cứu:

Năm học  …………đến năm học …………

 

  1. Nội dung

 2.1. Cơ sở lí luận

Nói đến văn chương là nói đến nghệ thuật của ngôn từ, trong đó nhà văn là “người nghệ sĩ ngôn từ”[5]- như Mac-xim Gooc-ki đã khẳng định: Từ là yếu tố quan trọng nhất của văn học. Các yếu tố ngữ âm chỉ có mặt hình thức , nếu không thông qua nghĩa của từ, của câu thì tác dụng gợi ý, gợi cảm sẽ hết sức hạn chế. Do góp phần đắc lực vào việc xây dựng hình tượng văn học, ngôn ngữ phải biểu hiện thành những hình tượng ngôn từ. 

Trong các tác phẩm văn học thì từ chính là chất liệu, phương tiện để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật. “Thiên tài ở chỗ dùng từ xác đáng[2]– nói như vậy, Để có được những tác phẩm để đời, người nghệ sĩ đã phải khổ công lao động vất vả. Nguyễn Tuân- người được xem là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ cũng đã từng nói rất hay, rất thấm thía về cái khổ công của người luyện chữ ấy: “Đêm thanh vắng còn gì dễ sợ bằng trang giấy cứ trắng nguyên cho tới gần hết đêm…Thấy nguyền rủa bè lũ hình tượng chữ nghĩa nó cứ bè nhau từ giã mình, mình bỗng chốc là kẻ cùng đường bên sông chữ quạnh vắng thê  lương”. Như vậy, qua ngôn từ, ta cảm được “cái tâm”, “cái tài” của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Vậy lẽ nào ta không khai thác, tìm hiểu nó mà chỉ hiểu cái nghĩa “tường minh” chờn vờn bên ngoài còn xem nhẹ cái nghĩa “hàm ý” sâu xa để rồi học tác phẩm mà học sinh lại chẳng hiểu tác phẩm nói gì hay sao?

Trên cơ sở đó, giáo viên xác lập cho học  sinh cách khai thác nghệ thuật ngôn từ qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9.

 

2.2. Cơ sở thực tiễn

Trong chương trình ngữ văn 9, các em được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học cổ. Vì vậy, việc rèn luyện để học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật của các từ ngữ trong các tác phẩm là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì lẽ đó, ở đề tài này tôi xin đề cập đến một vài biện pháp giúp học sinh cảm thụ được giá trị một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều”. Từ đó, học sinh có thể tự mình phân tích tác phẩm để thấy rõ giá trị và hạn chế của tác phẩm đó.

 

    2.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

  

2.3.1. Chương trình học:

Truyện Kiều” là sự kết tinh của thiên tài văn học Nguyễn Du, là một tập đại thành về ngôn ngữ. Thế nhưng trong phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn lớp 9, …………, thực hiện theo sự điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp THCS của Bộ GD- ĐT  chỉ 6  tiết dành cho việc giảng dạy tác phẩm kiệt xuất này: Hai tiết- giới thiệu về tác giả và tác phẩm; bốn tiết còn lại là các đoạn trích giảng “Chị em Thuý Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Với số tiết ít ỏi này, học sinh mới chỉ nắm bắt được những nét chính về nội dung và một phần rất nhỏ về nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh chưa cảm nhận được một cách đầy đủ và sâu sắc giá trị của các từ ngữ nghệ thuật đặc sắc trong “Truyện Kiều”.

 

   2.3.2. Đối tượng môn học

Với học sinh lớp 9, trình độ tiếp thu kiến thức có tốt hơn so với học sinh lớp 6,7,8. Tuy nhiên, ở các đoạn trích giảng của “Truyện Kiều”, các em hầu như chỉ học thuộc thơ và hiểu từ ngữ trong tác phẩm rất mơ hồ.Nếu như người giáo viên không giúp học sinh cảm thụ được giá trị của các từ ngữ thì học sinh sẽ không cảm nhận được tác phẩm một cách trọn vẹn.

 

2.3.3. Đặc điểm tình hình địa phương

Trường THCS Thọ Ngọc được đặt trên địa bàn của xã Thọ Ngọc – xã bán sơn địa của huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, việc quan tâm đến con em minh còn hạn chế. Bản thân các em mất nhiều

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)