SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn Địa lí 6
- Mã tài liệu: BM6029 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1872 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Mai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Mai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn Địa lí 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Một số nguyên tắc bắt buộc khi hướng dẫn HS khai thác kênh hình
2. Phương pháp tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình
Khai thác kiến thức trên bản đồ
Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí
Khai thác kiến thức từ các biểu đồ sử
3. Những kiến thức nhiều môn học khác nhau cần vận dụng trong dạy học tích hợp phù hợp với nội dung của đề tài
4. Một số ví dụ cụ thể.
4.1. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa.
4.1.1. Mục tiêu dạy học
4.1.2. Các hoạt động dạy học
4.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 26: Đất và các nhân tố hình thành đất
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Địa lí là một khoa học tổng hợp bao gồm cả kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn học này có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Ngoài việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất, môn học này còn yêu cầu tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác, để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khoa học địa lí còn có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay, việc lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết. Dạy học môn Địa lí ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lí (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp… các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu số liệu thống kê …). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học.
Trong một vài năm trở lại đây việc dạy theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn là một trong những yêu cầu mới của việc dạy học và đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh thì việc khai thác kênh hình phục vụ cho việc dạy học địa lí càng trở nên quan trọng hơn. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em sau này như: tự phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí khi không có giáo viên bên cạnh và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS Bát Mọt, nay là trường PTDTBT-THCS Bát Mọt, tôi nhận thấy nhiều em HS có quan niệm rằng Địa lí là một môn học thuộc lòng. Thực tế thì không phải như vậy. Trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu số liệu thống kê. Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lí lớp 6 không được trình bày, phân tích mô tả một cách đầy đủ qua kênh chữ, mà còn tiềm ẩn trong các kênh hình có trong bài học, trong khi tư duy của trẻ ở lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể. Vì thế trong quá trình dạy Địa lí lớp 6, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình để giảm tính trừu tượng cho học sinh.
Từ thực tiễn của việc thực hiện giảng dạy chương trình – sách giáo khoa Địa lí lớp 6 ở trường THCS trong các năm vừa qua. Bản thân tôi đã tích cực chủ động nghiên cứu nhằm đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong thực tế giảng dạy tại địa phương.
Với những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn thông qua bài 20 và bài 26 môn Địa lí 6 ở Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí. Do thời gian có hạn tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hai bài học trong chương trình Địa lí 6, xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quí thầy cô để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện.
- Mục đích nghiên cứu:
Từ việc nghiên cứu thực trạng vấn đề khai thác kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học Địa Lí 6 ở Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt để tìm ra các biện pháp hữu hiệu giúp bản thân nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khai thác kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí nói chung và chương trình Địa lí 6 nói riêng. Giúp học sinh có kĩ năng khai thác kênh hình trong học tập Địa lí cũng như biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống cụ thể đặt ra trong bài học. Qua đó giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học. Từ đó góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Địa Lí của nhà trường và ngành Giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp hướng dẫn HS khai thác kênh hình và tích hợp kiến thức liên môn trong chương trình Địa lí. Cụ thể với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu 2 bài học trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 6- THCS và giới hạn trong việc hướng dẫn HS Trường PTDTBT-THCS Bát Mọt khai thác kênh hình trong bài học, cũng như vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống cụ thể đặt ra trong bài học; đồng thời giúp các em biết liên hệ những điều đã học với thực tế, từ đó khắc sâu kiến thức bài học.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt các nhóm phương pháp cơ bản sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc và nghiên cứu các văn bản, các tài liệu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
– Quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực tế.
– Phương pháp thử nghiệm.
– Phương pháp phân tích hệ thống.
– Phương pháp bản đồ, biều đồ.
– Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu.
- NỘI DUNG.
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Các khái niệm liên quan:
Kênh hình là “phương tiện dẫn lối” tri thức và thường được ví như một “hình chiếu” có đầy đủ về nội dung kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu số liệu thống kê, tranh ảnh…, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn Địa Lí. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn Địa Lí là một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy – học của thầy và trò. Vì thế, nếu người dạy và người học biết khai thác triệt để lợi thế này thì hệ thống tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ… có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình truyền thụ tri thức.
Tích hợp trong tiếng Anh là integrated, nghĩa là “tập hợp, tích cóp, nhóm gọn một hoặc nhiều các phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích”. Theo từ điển tiếng Việt, Tích hợp là sự tập hợp hay thu gọn thành phần một cách nhỏ gọn nhất có thể.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]