SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt
- Mã tài liệu: BM2089 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 849 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Quang Diệu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
2. Giáo viên cần đầu tư thời gian vào soạn bài và chuẩn bị bài giảng các tiết dạy lí thuyết về tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách khoa học và hiệu quả nhất.
3. Giúp học sinh xác định đúng tên từng thành phần trong phép tính
4. Hướng dẫn học sinh thuộc quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính
5. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh áp dụng các qui tắc tổng quát để viết thành biểu thức toán cụ thể.
6. Giáo viên cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến sai sót của học sinh và tìm cách khắc phục cho từng tình huống cụ thể.
7. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen làm bài tập và trình bày bài toán dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách khoa học
8. Giáo viên cần linh hoạt đưa thêm một số bài toán nâng cao dạng tìm thành phần chưa biết vào các buổi học thứ hai cho học sinh có tư duy nhanh nhạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một.
Các yếu tố đại số trong chương trình toán ở tiểu học được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học dưới các hình thức như:
– Điền vào ô trống
– Tìm X (hoặc tìm Y)
Các bài tìm X (tức là tìm thành phần chưa biết của phép tính) được đưa vào ở Toán 2, Với các tiết như:
1.Tìm một số hạng của tổng.
2.Tìm số bị trừ.
3.Tìm số trừ.
4.Tìm một thừa số của phép nhân.
5.Tìm số bị chia.
Còn bài: Tìm số chia (được đưa vào Toán 3).
Các yếu tố đại số cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời. “Vạn sự khởi đầu nan” ở lớp hai các em bắt đầu học về nội dung tìm các thành phần chưa biết của phép tính. Dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính là dạng toán hấp dẫn để các em luyện tập. Tuy các bài tập dạng này không khó như các yếu tố hình học hay giải toán…. Nhưng học sinh rất dễ nhầm lẫn khi làm bài, nhất là tìm thành phần số bị chia, số bị trừ hay số trừ. Học sinh lớp 2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp những bài tìm thành phần chưa biết (tìm x) phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x đòi hỏi sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm được, nên dẫn đến kết quả học toán không cao. Hơn nữa, các bài toán dạng tìm thành phần chưa biết thuộc loại tổng hợp vừa rèn kĩ năng làm tính với các phép tính vừa ôn mối quan hệ giữa các thành phần trong 1 phép tính. Thông thường ở các đề kiểm tra có một câu “tìm x” với 1 hoặc 2 bài. Học sinh không làm được toán dạng “tìm x” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung.
Việc cung cấp kiến thức toán cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết và cơ bản, hướng dẫn cho học sinh cách làm toán, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ biết áp dụng những kiến thức toán vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân cách của học sinh. Hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp cộng, trừ là giúp cho học sinh phát triển tốt năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em khả năng tư duy nhanh.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào và bằng cách nào để giúp các em học sinh lớp 2 nắm và biết cách giải toán tìm x? Bản thân tôi đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 2, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều và dã cùng đồng nghiệp tìm tòi, trao đổi, đưa ra các biện pháp dạy học phần tìm thành phần chưa biết của phép tính và đã vận dụng thành công. Chính vì thế tôi chọn đề tài : “Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
– Dựa trên thực trạng dạy – học toán ở lớp 2 nói chung, dạy học tìm x nói riêng tôi muốn đưa ra một số phương pháp để các em có khả năng giải được các bài toán tìm x từ cơ bản đến nâng cao, tránh không bị nhầm lẫn để từ đó giúp các em yêu thích môn toán hơn.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
– Dạng toán tìm x ở lớp 2.
– Học sinh lớp 2 – Trường Tiểu học Xuân Giang
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Đọc các tài liệu cần thiết liên quan đến toán tìm x.
+ Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học, các loại sách tham khảo.
– Phương pháp điều tra, quan sát:
+ Điều tra, quan sát kết quả học tập của học sinh trong các tiết học, kết quả học sinh hoàn thành lượng bài tập ở từng tiết học.
– Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả:
+ Kiểm tra trong các giờ học trên lớp; thông qua chấm, chữa bài cho học sinh.
+ Thống kê kết quả trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong dạy học Toán ở Phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động, tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói: Dạy học Toán không chỉ dạy tri thức mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.
Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v…
Trong khi đó, theo thống kê các bài tập dạng tìm x trong chương trình toán ở Tiểu học gồm có tổng cộng 151 bài tập từ lớp 2 đến lớp 5. Riêng lớp hai dạng toán Tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính chiếm 85 bài (Thành lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán tìm x ). Qua thống kê đó cho thấy các bài tập dạng tìm x được chú trọng nhiều từ lớp 2.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
- Khảo sát:
Hàng năm, vào khoảng tuần thứ 10, tôi tiến hành khảo sát học sinh về khả năng làm bài toán dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính và thu được kết quả như sau:
- Năm học ……..:
Sĩ số học sinh | HS biết cách làm bài dạng tìm x, cho kết quả đúng | HS biết cách làm nhưng kết quả chưa đúng | HS chưa nắm được cách làm, cách trình bày |
25 | 5 | 8 | 12 |
- Năm học ……..:
Sĩ số học sinh | HS biết cách làm bài dạng tìm x, cho kết quả đúng | HS biết cách làm nhưng kết quả chưa đúng | HS chưa nắm được cách làm, cách trình bày |
27 | 7 | 6 | 14 |
- Nguyên nhân:
Nhìn vào kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh làm được các bài tập dạng tìm x còn thấp. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả làm bài dạng tìm x chưa cao là do những nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa nắm chắc thành phần của phép tính:
Gọi đúng | a + b = c
số hạng + số hạng = tổng |
a – b = c
số bị trừ – số trừ = hiệu |
HS gọi nhầm | số hạng + số hạng = tích | số trừ – số bị trừ = hiệu
số bị trừ – số trừ = thương |
Gọi đúng | a b = c
thừa số thừa số = tích |
a : b = c
số bị chia : số chia = thương |
HS gọi nhầm | thừa số thừa số = tổng | số chia : số bị chia = thương |
– Nhiều học sinh còn chưa nhớ cách tính (chưa thuộc lí thuyết) cho nên khi thực hành thường tính sai. Cũng có em thuộc lí thuyết nhưng không chắc chắn, xác định các thành phần sai cho nên dẫn đến kết quả bài làm cũng chưa đúng.
– Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh ít có hứng thú với môn Toán. Kĩ năng thực hiện các dạng bài toán tìm x vì các em thấy nó trừu tượng, khó hiểu… do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học toán.
– Đối với học sinh lớp 2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp các bài tìm x phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x đòi hỏi phải có sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm được, nên dẫn đến kết quả học toán chưa cao.
– Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của dạng toán Tìm thành phần chưa biết của phép tính nên giáo viên chưa thực sự đầu tư tìm tòi về phương pháp dạy học phần tìm thành phần chưa biết một cách thỏa đáng, chưa có phương pháp hay, chặt chẽ, dễ hiểu thì khó có kết quả tốt được.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]