SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT2037 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 521 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 12 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạy bài lý thuyết về từ
2. Dạy bài mở rộng vốn từ
3. Dạy bài hệ thống hóa vốn từ
4. Dạy bài khái niệm câu
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Theo tinh thần Nghị Quyết TW8 khóa XI Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về mục tiêu hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực hiện dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; Có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục – đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc; Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục – đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Sự đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đang trở thành một yêu cầu cấp thiết trong thế giới hiện đại. Để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của xã hội và nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của học sinh, giáo viên ngày nay phải nắm vững kiến thức chuyên môn và tổ chức các phương pháp dạy học hiệu quả kết hợp với nội dung cải cách trong những bộ sách mới và trong đó có bộ sách Chân trời sáng tạo. Riêng với môn Tiếng Việt theo bộ sách Chân trời sáng tạo, bộ sách này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng đọc và viết cơ bản. Học sinh được hướng dẫn cách đọc hiểu các đoạn văn ngắn, tìm hiểu nghĩa của từ ngữ, và áp dụng kiến thức vừa học vào việc viết các bài văn ngắn. Bên cạnh đó, các bài tập luyện viết chữ cái, từ và câu cũng được giới thiệu để học sinh có thể trau dồi khả năng viết chính xác và nhanh chóng.
Trong bộ sách này, phân môn luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Chính vì vậy mà việc giáo viên cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm để giúp học sinh lĩnh hội và phát huy kiến thức trong phân môn luyện từ và câu là vấn đề vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết.
Từ những cơ sở trên, tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu biện pháp: Hướng dẫn học sinh học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 2… trường Tiểu học …
– Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu theo Bộ sách Chân trời sáng tạo.
3. Mục đích nghiên cứu
Biện pháp nhằm thực hiện nhằm mục đích căn cứ vào tình hình thực trạng làm các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu của các em học sinh tại trường học, phát hiện những vấn đề còn tồn tại, từ đó tìm ra biện pháp, tổ chức các hoạt động phù hợp, hướng dẫn học sinh học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu theo bộ sách Chân trời sáng tạo.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1 Dạy bài lý thuyết về từ
Ở lớp 2, có những bài dạy về lý thuyết như: Từ và câu, Từ ngữ chỉ sự vật (Danh từ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái (Động từ), Từ ngữ chỉ đặc điểm, tình cảm (Tính từ) …. Những bài học này là tổng kết những kiến thức được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. Khác với chương trình lớp 2 trước, chương trình lớp 2 mới học sinh được làm bài tập sau đó mới rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác định. để làm tăng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải cung cấp những từ mới bằng những tranh ảnh, hoạt động hay lời nói mà giáo viên đưa ra. Công việc đầu tiên của dạy từ là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ và nó còn là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.
Song, muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải hiểu nghĩa của từ, phải biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp giáo viên đưa vật thật, tranh ảnh,… Giải nghĩa từ bằng trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó góp phần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị khá công phu.
Ví dụ: Khi dạy học sinh Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ, trang 42, Tiếng Việt 2, Bộ sách Chân trời sáng tạo, tập 1 giáo viên giải nghĩa cho học sinh các từ chỉ sự vật như: Bọ rùa, ong kiến, rái cá,… thông qua các bức tranh về các con vật này cũng như lời nói của giáo viên.
Ngoài ra, giáo viên còn giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh .
1.2 Dạy bài mở rộng vốn từ
Đây là loại bài tập có vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung luyện từ và câu dạy mở rộng vốn từ có nghĩa là giáo viên hướng dẫn các em mở rộng vốn từ phát triển vốn từ. Khi dạy kiểu bài này tôi sử dụng phương pháp trực quan làm chỗ dựa cho việc tìm từ qua các bài dạy “mở rộng vốn từ qua tranh vẽ” giáo viên tổ chức cho các em quan sát tranh theo nhóm sau đó thi đua giữa các tổ gọi tên các từ đúng với nội dung tranh. Đối với dạng bài tập này giáo viên cần biết khai thác triệt để kênh hình ở sách giáo khoa. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định giữa các từ này với từ khác có một nét gì chung khiến ta nhớ đến từ kia nên từ được tích lũy nhanh chóng hơn. Từ mới có thể được sử dụng trong lời nói và khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh nhanh chóng huy động lựa chọn từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Với mục đích tích lũy nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng từ một cách dễ dàng, giáo viên đưa ra những từ theo một hệ thống và đồng thời xây dựng một bài tập hệ thống hóa vốn từ trong dạy từ ở lớp 2.
Ví dụ: Khi dạy học sinh Bài 4: Con lợn đất, trang 53, Tiếng Việt 2, Bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1 với yêu cầu: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm với từng bộ phận của con lợn đất.
– Mắt: Đen láy láy
– Đuôi: Xinh xinh
– Mình: Tròn trùng trục
– Bụng: Phệ
Dạng bài tập trên vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ vừa có tác dụng giúp các em mở rộng ,phát triển vốn từ. Đối với dạng bài tập có một số hoạt động của người, học sinh có thể đoán ra được nhưng cũng có những hoạt động nhìn qua học sinh không có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng. Khi học sinh chưa nắm chắc từ thì giáo viên cần gợi ý từ và giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ và nắm chắc hệ thống từ một cách thành thạo, biết dùng từ để đặt câu. Giáo viên cần định hướng những từ nhất định, cần thu hẹp phạm vi liên tưởng lại.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]