SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 7 tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức
- Mã tài liệu: BM7122 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1427 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Văn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Văn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 7 tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan
2. Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong cách giải khi sử dụng kiến thức đã học.
2.1. Bài toán tìm GTLN, GTNN của biểu thức là đa thức.
2.2. Bài toán tìm GTLN, GTNN của biểu thức dạng phân số
2.3. Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối
2.4. Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa căn bậc hai.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang | |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan | |
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong cách giải khi sử dụng kiến thức đã học. | |
2.3.2.1. Bài toán tìm GTLN, GTNN của biểu thức là đa thức. | |
2.3.2.2. Bài toán tìm GTLN, GTNN của biểu thức dạng phân số | |
2.3.2.3. Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối | |
2.3.2.4. Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa căn bậc hai. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu cơ bản của giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng là đào tạo và xây dựng thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết chúng ta phải biết áp dụng phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với những phương pháp dạy học truyền thống để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, tăng cường và dành thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh. Đồng thời bản thân mỗi giáo viên cũng phải tìm ra phương pháp mới, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh trong các môn học. Thông qua các môn học, học sinh được phát triển toàn diện về năng lực trí tuệ, tư duy lôgic, phẩm chất đạo đức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, có óc phán đoán, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hình thành nhân cách. Một trong những môn học mang lại hiệu quả dạy học cao đó là toán học.
Quá trình dạy học ở trường THCS , việc bồi dưỡng kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh là những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên. Vì lí do thời lượng chương trình và phải đáp ứng một cách đại trà về kiến thức cho học sinh nên chương trình sách giáo khoa mới chỉ đáp ứng một phần kiến thức. Chính điều này đã hạn chế sự phát triển tư duy của những em học sinh khá giỏi.Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải quan tâm đến hai vấn đề là đáp ứng kiến thức đại trà và phát triển tư duy cho học sinh khá giỏi. Thông thường, các em học sinh chỉ mới có khả năng giải quyết trực tiếp bài toán mà chưa có khả năng nhìn nhận bài toán đó từ những góc độ khác nhau, mới giải quyết vấn đề một cách rời rạc mà chưa có khả năng xâu chuỗi chúng lại với nhau thành một mảng kiến thức lớn. Chính vì thế, việc rèn luyện và phát triển tư duy khái quát hóa, tương tự hóa là hết sức cần thiết đối với học sinh.Việc làm này giúp các em tích lũy được nhiều kiến thức phong phú, khả năng nhìn nhận và phát hiện vấn đề nhanh, giải quyết vấn đề có tính logic và hệ thống cao.
Trong chương trinh toán lớp 7, dạng toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của một biểu thức là một nội dung của chương trình toán, được áp dụng nhiều vào giải các bài tập. Dạng toán này cũng là một công cụ hữu ích cho học sinh trong quá trình luyện tập, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về sau này ở các lớp học cao hơn như: Chứng minh các biểu thức luôn âm, luôn dương, chứng minh phương trình vô nghiệm, …
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn toán, qua nhiều năm dạy tôi thấy học sinh sau khi học vẫn còn lúng túng khi tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức, nhất là với đối tượng học sinh lớp 7, khi mà các em mới làm quen với biểu thức đại số cũng như những công cụ về kiến thức giúp các em xử lí loại toán này còn hạn chế.
Để giúp học sinh tự học, tự định hướng được một số cách giải khi gặp các bài toán phải dùng đến tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất cua biểu thức, tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 7 tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bản thân tôi luôn cố gắng đúc rút, xâu chuỗi các kiến thức thu nhận được thành một chủ đề với mong muốn có thể giải quyết được một lớp các bài toán điển hình về tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của một biểu thức trong khuôn khổ kiến thức lớp 7. Cụ thể là nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học phần kiến thức tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức, trao đổi với giáo viên cùng bộ môn về phương pháp giải và những ứng dụng của định lí, giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách sâu sắc, triệt để nhất, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tư duy cho học sinh và giúp các em có thêm kiến thức trang bị cho những lớp học cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi đưa ra một số nội dung kiến thức toán học mà học sinh lớp 7 có thể vận dụng vào việc tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức. Bên cạnh đó hệ thống lại các dạng bài tập có liên quan, gồm:
– Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức dạng đa thức.
– Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức dạng phân số.
– Bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.
– Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu căn bậc hai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp tiếp cận vấn đề: Thông qua việc giảng dạy thực tế, tiếp xúc, trao đổi với nhiều học sinh, từ đó tôi đưa ra được lượng kiến thức để học sinh dễ tiếp cận nhất.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trước khi đi vào cách giải cụ thể, tôi thường đưa ra những phân tích về loại bài tập đó. Từ đó có thể khái quát hay tổng hợp lại phương pháp giải.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu của các tác giả có uy tín cũng như sử dụng đề thi vào trung học phổ thông ở những năm học trước.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tôi thường xuyên khảo sát mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các bài tập nhanh. Kết quả thu nhận được giúp tôi điều chỉnh lượng kiến thức cũng như phương pháp truyền đạt tới các em sao cho hiệu quả cao nhất.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.Song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay không còn phụ thuộc vào tính tích cực,chủ động sáng tạo của chủ thể.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]