SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập điện học bằng cách lập sơ đồ phân tích ngược
- Mã tài liệu: BM9293 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 896 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập điện học bằng cách lập sơ đồ phân tích ngược” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Bước 1 : Tìm hiểu, tóm tắt đề, nhận dạng SĐMĐ, vẽ sơ đồ tương đương (nếu có)
– Bước 2 : Phân tích mạch điện, tìm các công thức có liên quan đến các đại lượng cần tìm.
– Bước 3: Vận dụng các công thức đã học, lập sơ đồ phân tích: DCBA (Dữ kiện cần tìm là A, muốn tìm A phải thông qua B, tìm B qua C, tìm C qua D)
– Bước 4 : Học sinh giải bài toán theo chiều ngược lại của sơ đồ ABCD
– Bước 5: Kiểm tra, biện luận kết quả.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong những năm qua và hiện nay, tình trạng học yếu môn Vật lí ở các cấp học phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng còn khá phổ biến, học sinh đạt đến độ say mê để trở thành kĩ năng trong giải bài tập còn hạn chế. Vì vậy quá trình dạy học để đạt kết quả tốt và rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lí là một trong những vấn đề quan trọng trong dạy học Vật lí ở trường THCS. Đối với học sinh lớp 9 việc giải bài tập cũng là một trong những hoạt động chủ yếu của việc học tập môn Vật lí. Do vậy rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh là cần thiết nhất.
Giải bài tập là hình thức rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng suy luận, tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh tăng cường học tập thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán. Bởi vì đây là một môn học mà rất nhiều học sinh “ ngại” học và có nhiều học sinh cho rằng môn học này “khô khan”. Là một giáo viên dạy môn Vật lí ở trường THCS tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Tôi luôn nắm vững mục tiêu của chương trình SGK Vật lí ở trường THCS là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Người thầy phải lấy học sinh làm đối tượng trung tâm trong quá trình dạy – học. Để một giờ học Vật lí đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa khả năng lĩnh hội của học sinh, người thầy phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng giờ dạy, thu hút học sinh vào giờ dạy….
Do vậy vai trò của người thầy dạy học lúc này rất quan trọng. Người thầy là người hướng dẫn, phân tích giúp học sinh tìm ra cách giải bài toán từ đó hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức và kĩ năng trình bày lời giải.
Là một giáo viên, ai cũng muốn mình có giờ dạy giỏi, một giáo viên giỏi, muốn cho học sinh ham mê, hứng thú học tập, muốn cho học sinh giải bài tập Vật lí một cách hứng thú và thành thạo. Muốn đạt được mục tiêu này là cả một vấn đề nan giải với người trực tiếp dạy bộ môn .
Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp học sinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí, từ đó nắm vững kiến thức để vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Nga Liên giải bài tập điện học bằng cách lập sơ đồ phân tích ngược ” để nghiên cứu chọn quá trình dạy học của bản thân
- Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh cách phân tích tìm lời giải đối với việc giải bài tập điện học và hướng dẫn chi tiết ở một số bài tập cụ thể để từ đó các em có thể nắm vững phương pháp và tự lực giải được các bài tập phần này, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức tổng quát.
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trường THCS Nga Liên năm học ……..trong việc giải giải bài tập điện học bằng cách lập sơ đồ phân tích ngược.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để lựa chọn phương pháp dạy học.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp Vật lí.
- NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận:
Việc sử dụng các phương tiện dạy học đi đôi với việc đổi mới cách giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh là một việc không thể tách rời. Việc kết hợp với phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại phải đảm bảo hiệu quả trong giảng dạy. Tuy nhiên người thầy không thể quên việc rèn luyện tư duy logic một cách thích hợp nhât, đặc biệt là trong suy luận để giải một bài tập Vật lí. Tôi đã đổi mới hình thức “giải bài tập bằng cách lập sơ đồ phân tích ngược” môn Vật lí ở trường THCS .
Trong các cơ sở lí luận của kiểu dạy học giải quyết vấn đề thì cơ sở của giáo dục học cũng đã nêu rõ: Dạy học phải đảm bảo tính tự giác, tích cực. Yêu cầu này có thể thực hiện được nếu giáo viên gợi được nhu cầu nhận thức của học sinh tức là học sinh luôn phải tư duy được hướng giải một bài tập.
Vậy thì ta hiểu thế nào là phân tích ngược?
Xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. Người giải phải tìm xem đại lượng chưa biết này có liên quan với những đại lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu một vế của công thức là đại lượng cần tìm còn vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì công thức ấy cho ra đáp số của bài tập. Nếu trong công thức còn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác; cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng những đại lượng đã biết thì bài toán đã được giải xong.
Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các bài tập phức tạp nói trên.
- Thực trạng của vấn đề:
1) Thuận lợi:
Đại đa số học sinh của trường THCS Nga Liên có ý thức ham mê học bộ môn Vật lí. Với số lượng giáo viên của tổ chuyên môn có tới 3 giáo viên bộ môn Vật lí, có những giáo viên giảng dạy nhiều năm có kinh nghiệm dạy học bộ môn rất thuận lợi trong việc xây dựng bài dạy đổi mới phương pháp. Ở đây quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của môn Vật lí rất rõ ràng cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho tôi học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho chuyên môn nghề nghiệp.
Thực trạng, đã qua nhiều năm thay sách giáo khoa.Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều kết quả rất khả quan, học sinh từ học thụ động đã chuyển sang tự động lĩnh hội kiến thức. Trong các giờ học các em đã say mê tìm tòi lĩnh hội kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cũng vậy, nhìn chung các em đã biết tóm tắt một bài tập, biết bài tập yêu cầu gì, tìm gì. Vận dụng kiến thức nào để giải và đã biết giải tương đối thành thạo một bài tập.
2) Khó khăn:
Với chương trình thay sách giáo khoa hiện nay, kiến thức rất tinh giản, rộng và sâu. Đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức thật vững, hiểu rõ, hiểu sâu từng ý, từng phần trong SGK, làm sao trong mỗi bài học, học sinh phải được tự phát hiện kiến thức, tự lực lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, sâu sắc, sáng tạo và liên hệ thực tế trong nội dung từng tiết hoc.
Tuy nhiên trong việc hướng dẫn giải bài tập môn Vật lí của các giáo viên ở các trường chưa đều tay, trình độ tiếp cận phương pháp đổi mới vẫn còn hạn chế, mặt khác việc giải bài tập của học sinh vẫn còn một số hạn chế như:
– Vẫn còn nhiều học sinh chưa tổng hợp được kiến thức Vật lí từ lớp 6, 7,8 các em chưa hiểu sâu, hiểu kĩ các kiến thức Vật lí, còn thụ động lĩnh hội kiến thức. Trong khi chữa bài tập, nhiều học sinh vẫn còn thờ ơ, nhiều học sinh chỉ cần kết quả đối chiếu, thậm chí vẫn còn học sinh chưa biết tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lí, cách đổi ra đơn vị cơ bản …đặc biệt là giải thích các hiện tượng Vật lí trong đời sống và kĩ thuật .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]