SKKN Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn
- Mã tài liệu: BM6081 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 728 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
* Xác định đặc điểm của một số biện pháp tu từ
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ Tiếng Việt trong tác phẩm văn học:
2.3.3. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua việc tích hợp với các phân môn khác:
a) Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Văn học.
b. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Tập làm văn.
c) Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học trong giờ học HĐNGLL (lớp 8) ở chủ điểm: “Hội vui học tập”.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Người xưa từng nói: Học ăn, học nói, học gói, học mở, mỗi con người chúng ta khi sinh ra không phải đã hiểu biết được tất cả mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện về mọi mặt thì mới nên người. Ngay từ khi bước vào cánh cửa của trường học, học sinh đã được các thầy cô giảng dạy cho đạo lí: Tiên học lễ, hậu học văn.
Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mác-XimGor-Ki đã nói: “Học văn là học làm người”. Học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh tự tin rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.
Trong môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt chiếm số tiết ít hơn phần văn bản nhưng thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở rèn kĩ năng về ngôn ngữ cho phân môn Văn học, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp về: Tiếng, từ, cụm từ, câu. Từ khi ra trường đến nay, là người trực tiếp đứng trên bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích, cảm nhận, đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị, từ đó các em rút ra những bài học để bồi dưỡng tình cảm, nhận thức của riêng mình. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Bởi chất liệu nhà văn xây dựng nên tác phẩm là ngôn từ, nhất là việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ.
Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng mà học sinh đã làm quen ở bậc tiểu học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ …Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấu đáo hơn về các biện pháp tu từ, từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình, vì vậy từ thực tế giảng dạy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài“Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS” tôi muốn cung cấp cho học sinh kiến thức về đặc điểm, cấu tạo, phân loại và hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, …. Từ những kiến thức về các biện pháp tu từ được học, các em có thể tích hợp trong phần đọc – hiểu văn bản và tạo lập các văn bản tự sự, miêu tả ở lớp 6.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài ngiên cứu của tôi tập trung hướng tới đối tượng là học sinh lớp 6 THCS. Các em học sinh lớp 6 tuy đã được tiếp cận với một số biện pháp tu từ ở bậc Tiểu học nhưng để các em hiểu kĩ, hiểu sâu về đặc điểm, giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ và vận dụng vào trong việc tìm hiểu một văn bản, tạo lập văn bản thì học sinh cần được cũng cố và nâng cao hơn kiến thức về các biện pháp tu từ ở lớp 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS.”Tại trường THCS Lam Sơn, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
– Phương pháp lý thuyết.
– Phương pháp thống kê, điều tra thực tế.
– Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại sách giáo khoa (SGK) các môn học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) mới hiện nay, được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn có quan hệ chặt chẽ với phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện. Đặc biệt việc nắm vững đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ sẽ tạo điều kiện cho các em tiếp cận với những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật của các tác phẩm văn chương để học sinh vận dụng vào bài viết của mình và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn từ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả khi sử dụng những biện pháp tu từ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.
– Thực tế giảng dạy của tôi tại trường THCS Lam Sơn.
Chương trình SGK THCS đưa vào dạy học một số biện pháp tu từ, có một số biện pháp tu từ các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học, nhưng việc giúp các em cảm thụ giá trị biểu cảm của các biện pháp này không phải là vấn đề đơn giản. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách nhiều năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các biện pháp tu từ của phân môn Tiếng Việt.
– Thực trạng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS Lam Sơn.
Rõ ràng là môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Song có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh thực sự không mặn mà với việc học văn, ít đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sáng tạo. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ, các em thường không chỉ ra được tác dụng, thậm chí còn mơ hồ về đặc điểm của một số biện pháp tu từ.
Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ của học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn đầu năm học ………..tôi đã thu được kết quả như sau:
Đầu năm học | Khối lớp | Số lượng | Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ | Số học sinh chưa có kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ | Số học sinh còn nhầm lẫn khi nhận biết đặc điểm của các biện pháp tu từ |
……….. | 6 | 65 | 40(62%) | 20 (31%) | 5 (7%) |
– Nguyên nhân của thực trạng:
+ Về phía giáo viên: Một số giáo viên khi dạy về các biện pháp tu từ ở chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS chỉ hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các ngữ liệu, những dạng bài tập trong sách giáo khoa, không cho các em tiếp cận với những ví dụ ngoài sách giáo khoa để nâng cao vốn kiến thức và sự hiểu biết của học sinh.
+ Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh không có hứng thú khi học về các biện pháp tu từ nên các em lười suy nghĩ, ít đọc thêm tài liệu tham khảo, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
+ Cơ sở vật chất: Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập về các biện pháp tu từ ở nhà trường còn hạn chế nên giáo viên và học sinh ít có cơ hội đọc, tham khảo để mở rộng sự hiểu biết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]