SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học Toán 7
- Mã tài liệu: BM7152 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1107 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học Toán 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
1.1 Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
1.2. Các bước xây dựng nội dung, chủ đề tích hợp liên môn
2. Xây dựng một số nội dung tích hợp liên môn trong chương trình Toán 7
3. Dạy thử nghiệm
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, xã hội luôn cần đến những con người có tri thức, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học… ; Ưu tiên tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, bản thân luôn mong muốn vận dụng những phương pháp đổi mới một cách phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh, từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã tích cực nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, các môn học khác, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ chuyên môn, đặc biệt tích cực dự giờ các đồng nghiệp, kể cả cùng ban và trái ban. Tôi nhận thấy, trong mỗi môn học, ngoài những kiến thức của môn học đó, còn có kiến thức liên quan đến môn học khác.
Ví dụ : khi dự tiết 45 văn học 8 “Ôn dịch thuốc lá”, tôi thấy giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào. Kiến thức môn Giáo dục công dân (GDCD) giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại đạo đức, nhân cách ; môn Toán giúp các em tính toán được thiệt hại về kinh tế khi sử dụng thuốc lá liên tục…
Hoặc khi dự giờ môn Sinh học 9, bài 54, 55, chủ đề “Ô nhiễm môi trường”, tôi thấy giáo viên vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Hóa học, Địa lí, đồng thời tích hợp giáo dục phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào bài dạy.
Khi giảng dạy chương III “Thống kê” (môn Đại Số 7), để hướng dẫn học sinh tiếp thu nhanh kiến thức, liên hệ thực tiễn tốt, ngoài kiến thức môn toán tôi đã tích hợp thêm kiến thức các môn Địa lí, Sinh học, Mĩ thuật, GDCD, (Sự phân bố động, thực vật ở lớp vỏ trái đất, diên tích rừng bị tàn phá…trong bài dạy vẽ biểu đồ, thu thập số liệu thống kê…) vào một số tiết dạy.
Qua đó có thể nói rằng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và vận dụng một cách sáng tạo để giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập.
Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong các giải pháp mà bản thân đã mạnh dạn áp dụng và đúc rút thành kinh nghiệm đó là: “Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học Toán 7 ở trường THCS Nga Thạch”, xin được trình bày với mong muốn nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp, các thầy cô giáo và hội đồng khoa học giáo dục các cấp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học tích hợp kiến thức nhiều môn học vào để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đó; đồng thời phát huy tính tích cực học tập, tư duy sáng tạo, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy – học, nhằm nâng cao năng lực người học, hướng tới việc đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– SKKN nghiên cứu về biện pháp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải một số bài toán có nội dung thực tế trong chương trình Toán 7.
– Đối tượng khảo sát thử nghiệm là học sinh khối 7 trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết (phân tích, tổng hợp tài liệu).
-Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm, hợp tác trong chuyên môn.
-Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
– Phương pháp điều tra thực tiễn, kiểm tra, đối chiếu, so sánh.
1.5. Những điểm mới của SKKN
– SKKN được bổ sung một số bài toán có nội dung tích hợp liên môn trong chương trình Toán 7. Trong các tiết luyện tập, ôn tập hay các giờ học tự chọn, giáo viên căn cứ trên nội dung kiến thức cần đạt được để xây dựng nên các bài tập tổng hợp có nội dung tích hợp kiến thức nhiều môn học; giáo viên mở rộng, khai thác thêm để học sinh có thể vận dụng linh hoạt kiến thức nhiều môn học để giải quyết tình huống thực tiễn nảy sinh trong bài tập đó.
– Trong SKKN này tôi đã thay thế giáo án thử nghiệm. Tôi lựa chọn chủ đề thử nghiệm mới là “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận”. Trong chủ đề tự chọn này tôi đã lựa chọn và xây dựng những bài tập có nội dung liên quan đến kiến thức các môn Vật Lí, Lịch Sử địa phương, Sinh học, GDCD, hiểu biết xã hội, ý thức tiết kiệm năng lượng…Chủ đề này sau khi gửi dự thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn” do Sở GD – ĐT Thanh Hóa tổ chức năm ………..đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh.
– SKKN này được bổ sung phần phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp đưa ra trong phần giải pháp và tổ chức thực hiện.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học tích hợp liên môn được coi là một hình thức dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên môn là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học và người dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
– Đa số được thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THCS Nga Thạch trong những năm học qua
*) Đối với nhà trường
– Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu thốn: tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng không đủ, một số thiết bị đã bị hư hỏng.
*) Đối với GV:
– Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện nay.
Sự thay đổi này đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều môn học. Trong khi đó GV lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn chương trình nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng túng.
*) Đối với HS :
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này. Song bên cạnh đó một bộ phận HS có thái độ thờ ơ, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham khảo. Học sinh lớp 7 chưa được học môn Hóaa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]