SKKN Khai thác bài toán hình học, nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 7
- Mã tài liệu: BM7131 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 773 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Cẩm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Cẩm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Từ trước đến nay việc dạy và học toán thường sa vào đọc chép áp đặt, bị động. Nhiều học sinh chỉ hiểu bài thầy chữa mà không tự giải được bài tập. Việc phát triển bài toán ít được học sinh quan tâm đúng mức. Phần nhiều học sinh cảm thấy sợ học môn toán, nhất là hình học. Nếu thầy giáo biết hướng cho học sinh cách học chủ động thì học sinh không những không còn ái ngại học toán mà còn hứng thú với việc học toán. Học sinh không còn cảm thấy học toán là gánh nặng, mà còn ham mê học toán có được như thế mới là thành công trong việc dạy toán. Nhiều thầy cô giáo còn cho rằng: “Thầy dạy mười, trò hiểu một”. Nhiều người quan niệm rằng thầy phải hơn trò. Nếu cứ tâm đắc với quan niệm cổ hũ này thì “Đời sau mai một đi so với đời trước” vậy thì khoa học kỹ thuật càng ngày càng đi lùi ư! Nếu chỉ vì thương học trò, mỗi ngày giảm tải đi một chút, yêu cầu thấp đi một chút làm sao con hơn cha đây? Là giáo viên, tôi nghĩ cần có sự phân hóa trong quá trình dạy, tức là cần nâng cao dần một cách hợp lý, song cần phải nghiên cứu tìm ra phương pháp học tập, phương tiện học tập, nhằm giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội và phát triễn trí tuệ ngày càng cao.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mọi dòng sông lớn đều bắt nguồn từ những con suối nhỏ, mọi bài toán khó đều bắt nguồn từ những bài toán đơn giản hơn. Vì vậy để học sinh yêu thích nghiên cứu toán học và học giỏi môn toán, không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức thụ động cơ bản cho học sinh mà phải tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết vấn đề và tìm ra tri thức cho mình. Học toán không chỉ dừng lại ở nắm được kiến thức cơ bản mà quan trọng hơn là học sinh phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản vào đời sống thực tế. Vậy dạy toán cho học sinh là dạy cách thức tìm tòi nghiên cứu kiến thức toán cho học sinh. Cách dạy và học như vậy mới phát huy được tính chủ động và sáng tạo cho học sinh. Có như vậy mới tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Khơi dậy khả năng tự lập, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhằm nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh. Tạo điều kiện để học sinh “học ít, biết nhiều”. Đặc biệt trong khi dạy học hình học tôi đã đưa ra một bài hình cơ bản, sau khi giải quyết xong tôi không dừng lại ở đó mà yêu cầu các em ra đề bài tương tự hay thay đổi một vài giả thiết để làm thay đổi kết luận, tổng quát hóa hay chiều ngược lại có đúng không? Với cách đặt vấn đề như vậy các em học được cả một chùm bài tập trên cơ sở của một bài mở đầu. Việc làm này tôi gọi là “Khai thác bài toán hình học, nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 7 ”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm giúp cho các em học sinh lớp 7 tích cực hoạt động học tập. Khơi dậy khả năng tự lập, chủ động, sáng tạo của học sinh đặc biệt là trong giải bài tập toán, trong học tập. Nhằm nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng giải bài tập nói chung. Đồng thời đây cũng là tài liệu rất cần thiết cho việc ôn luyện học sinh bộ môn toán nói chung cũng như học sinh giỏi bộ môn toán lớp 7, và giúp cho giáo viên biết phát triển bài toán, phương pháp giải bài tập toán,dạng toán từ những bài tập của SGK.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Đề tài này nghiên cứu và áp dụng cho đối tượng học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 7 cũng như phục vụ cho việc giảng dạy học tập hằng ngày.
– Về mặt kiến thức kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số phương pháp giải toán có liên quan đến vị trí tương đối giữa hai đường thẳng- tính chất hai đường thẳng song song và tính chất tổng ba góc trong một tam giác.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Đọc sách, tham khảo tài liệu.
– Thực tế chuyên đề, thảo luận cùng đồng nghiệp.
– Cùng trải nghiệm thực tế – nhiều năm dạy toán khối lớp 7.
– Thông qua học tập BDTX các chu kì.
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, trao đổi cùng đồng nghiệp đã rút ra được một số vấn đề có liên quan đến nội dung của sáng kiến.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Con hơn cha là nhà có phúc” Vậy nên dạy học cho học sinh cần phải thực hiện phương châm “Thầy dạy một, Trò hiểu mười”. Muốn thực hiện được phương châm nghe như nghịch lý này người thầy cần dạy cho học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá ra kiến thức, phát triển kiến thức ấy rộng hơn, sâu hơn. Quá trình khai thác tri thức giúp hoàn thiện não bộ con người và phát triễn chất xám vốn có ban đầu thành cái đầu thông minh. Dạy toán nói chung, dạy hình học nói riêng, nếu chỉ dạy một bài toán cơ bản rồi dừng lại ở đó thì ta chỉ đào tạo được một con người “máy móc” Muốn phát huy được chất xám, nâng tầm tư duy thì phải khai thác rộng và sâu trên nền tảng của một bài toán cơ bản. Có như vậy chúng ta mới đào tạo được tâng tầng, lớp lớp thanh niên trí thức là chủ nhân tương lai của đất nước, của thế giới. Chỉ dạy học theo phương châm “Thầy dạy một, Trò hiểu mười” chúng ta mới có thể đào tạo ra những học sinh giỏi quốc gia, quốc tế làm rạng danh cho đất nước, quê hương. Có như vậy chúng ta mới đào tạo ra những nhà toán học nổi tiếng thế giới như nhà toán học Ngô Bảo Châu v.v …
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Từ trước đến nay việc dạy và học toán thường sa vào đọc chép áp đặt, bị động. Nhiều học sinh chỉ hiểu bài thầy chữa mà không tự giải được bài tập. Việc phát triển bài toán ít được học sinh quan tâm đúng mức. Phần nhiều học sinh cảm thấy sợ học môn toán, nhất là hình học. Nếu thầy giáo biết hướng cho học sinh cách học chủ động thì học sinh không những không còn ái ngại học toán mà còn hứng thú với việc học toán. Học sinh không còn cảm thấy học toán là gánh nặng, mà còn ham mê học toán có được như thế mới là thành công trong việc dạy toán. Nhiều thầy cô giáo còn cho rằng: “Thầy dạy mười, trò hiểu một”. Nhiều người quan niệm rằng thầy phải hơn trò. Nếu cứ tâm đắc với quan niệm cổ hũ này thì “Đời sau mai một đi so với đời trước” vậy thì khoa học kỹ thuật càng ngày càng đi lùi ư! Nếu chỉ vì thương học trò, mỗi ngày giảm tải đi một chút, yêu cầu thấp đi một chút làm sao con hơn cha đây? Là giáo viên, tôi nghĩ cần có sự phân hóa trong quá trình dạy, tức là cần nâng cao dần một cách hợp lý, song cần phải nghiên cứu tìm ra phương pháp học tập, phương tiện học tập, nhằm giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội và phát triễn trí tuệ ngày càng cao.
Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục, đào tạo trong thời kỳ đổi mới, hiện đại hóa đất nước, thực hiện quan điểm dạy học nêu trên, khi dạy hình học lớp 7 tôi đã nêu ra tình huống từ một bài hình cơ bản để học sinh phát triển sâu hơn, rộng hơn thành một chùm bài hình.
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐẾ
* Xuất phát từ bài toán :
Bài toán mở đầu
( Bài 13 – Trang 99 – Tập 1 – SBTT7 )
Trên hình 1. Cho ∠CAx = 500 ; ∠CBy = 400 ; Tính ∠ACB bằng cách xem nó là góc ngoài của một tam giác?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]