SKKN Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “sơn tinh, thủy tinh” để nâng cao hiệu quả
- Mã tài liệu: BM6089 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “sơn tinh, thủy tinh” để nâng cao hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
– Kinh nghiệm 1: Lựa chọn các tiếp cận nội dung và nghệ thuật của văn bản tự sự để thiết kế câu hỏi
– Kinh nghiệm 2.: Thiết kế và sử dụng câu hỏi phải tuân thủ tính nguyên tắc, quy trình đặc biệt là đảm báo tính hệ thống
– Kinh nghiệm 3.Đánh giá hiệu quả câu hỏi trong dạy học
– Bài giảng minh họa : Kinh nghiệm đặt câu hỏi trong giờ dạy văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” để nâng cao hiệu quả cho học sinh lớp 6 trường THCS
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn cấp học, ngành học là đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phân môn Văn là một phân môn rất quan trong ba phân môn của môn học.Với nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các tác phẩm văn học ở các thời đại khác nhau của Việt Nam và thế giới nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về văn học, về cuộc sống; rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho HS, làm cho các em qua mỗi giờ học thấy “thêm yêu đời, yêu cuộc sống và lớn khôn thêm một chút.’’ (Tố Hữu).
Xuất phát từ đặc trưng của văn chương và muc tiêu của việc dạy và học Văn, chương trình, SGK cấp THCS đã dành lượng thời gian rất lớn trong khoảng thời lượng dành cho bộ môn cũng là nhiều nhất trong tất cả các môn học ở cấp THCS để học sinh được tiếp cận với các tác phẩm. Ở lớp 6, đối tượng HS mới rời mái trường Tiểu học, các em được tiếp cận với các tác phẩm tự sự dân gian là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để giờ Ngữ Văn thực sự có hiệu quả, để HS không còn ngại học văn, chán học văn và trở nên ham thích học văn ? Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đâ có sự đổi mới nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu, đối tượng tránh quá tải với HS đồng thời chủ trương tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Để đổi mới phương pháp dạy học môn Văn theo yêu cầu trên đã có rất nhiều phương pháp được ứng dụng nhưng tôi nhận thấy phương pháp đặt câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong mối tương quan với việc đổi mới phương pháp dạy học, đặt câu hỏi có ý nghĩa tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh, chống lại thói quen thụ động trong giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện, để giáo viên dẫn dắt học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giúp cho học sinh tự học. Mặt khác, hiện nay chưa có một lý thuyết thật hệ thống và “bài bản” về đặt câu hỏi. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học thật sự cần thiết và có tính ứng dụng cao. Nó có ý nghĩa như một sự chỉ dẫn trong công việc giảng dạy trên lớp cho GV.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về đặt câu hỏi và ứng dụng lý thuyết trong dạy học văn bản Sơn Tinh,Thủy Tinh trong chương trình
Ngữ Văn lớp 6.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng của đề tài: Đặt câu hỏi để dạy học tự sự dân gian.
Đối tượng học sinh lớp 6 – Trường THCS Dân Quyền -Triệu sơn.
Phạm vi đề tài là tiết dạy văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc phần văn học dân gian trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, phân loại những tài liệu đã có về đặt câu hỏi trong dạy học, các thể loại tự sự của văn học dân gian.
Đề tài trình bày các vấn đề lý luận chung của việc đặt câu hỏi trong dạy học và đề xuất việc ứng dụng cụ thể quy trình đặt câu hỏi trong dạy học văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn 6. Giáo viên có thể sử dụng quy trình mẫu này để triển khai trong những phần khác của chương trình Ngữ văn đặc biệt là khi hướng dẫn HS học các văn bản tự sự dân gian.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Các vấn đề về câu hỏi trong dạy học
– Khái niệm câu hỏi trong dạy học
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết. Câu hỏi có cấu trúc: cái đã biết cái chưa biết. Mục đích của việc đặt câu hỏi trong dạy học: giúp giáo viên thực hiện việc giảng bài, nhằm luyện tập, thực hành, nhằm hướng dẫn tổ chức học sinh học, nhằm khích lệ và kích thích suy nghĩ và đánh giá học sinh chính xác, khách quan nhất.
– Vai trò cuả việc đặt câu hỏi trong dạy học
+ Đối với học sinh: Đặt câu hỏi được sử dụng như một phương tiện để tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức; câu hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ máy móc và tạo không khí học tập sôi nổi.
+ Đối với giáo viên: Đặt câu hỏi giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh, giúp người dạy có thông tin phản hồi từ phía người học để có những điều chỉnh phù hợp. Việc đặt câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của giáo viên bởi vì hỏi cũng là một cách bổ ích cho việc giáo viên đi sâu vào việc hiểu bài học một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
– Phân loại câu hỏi trong dạy học:
Dựa vào tiêu chí phân loại theo mục đích của câu hỏi, hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn sẽ gồm ba nhóm sau:
– Nhóm 1: Hệ thống câu hỏi cảm xúc
– Nhóm 2: Hệ thống câu hỏi phát triển tưởng tượng, sáng tạo
– Nhóm 3: Hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Việc phân loại dựa vào mục đích của câu hỏi. Trong trường hợp này, mục đích của câu hỏi là làm nổi bật đặc trưng bộ môn Ngữ Văn nói chung và thể loại tự sự dân gian nói riêng, cụ thể sử dụng trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh .
– Thiết kế câu hỏi trong dạy học
+ Nguyên tắc thiết kế
– Quán triệt mục tiêu dạy học
– Đảm bảo tính chính xác của nội dung
– Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
– Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
– Đảm bảo tính thực tiễn
+ Quy trình thiết kế
– Xác định mục tiêu dạy học.
– Phân tích logic nội dung dạy học.
– Xác định tri thức đã có của học sinh liên quan đến câu hỏi.
– Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu của quá trình dạy học.
– Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi.
– Soạn đáp án cho câu hỏi.
– Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống theo mục đích lý luận dạy học.
2.1.2. Những vấn đề về tác phẩm tự sự
a, Định nghĩa, phân loại tự sự
– Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, tr28)
– Văn bản tự sự có thể chia thành 2 loại lớn với những điểm khác nhau. Đó là tự sự dân gian và Tự sự của văn học viết.Tự sự dân gian bao gồm các loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Tự sự văn học viết gồm các các tác phẩm tự sự trung đại và hiện đại.
b, Những khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến tự sự
* Chủ đề
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà nhà văn nhận thức từ đề tài trong cuộc sống theo cách nhìn nhận riêng của mình. Chủ đề là xương sống, là linh hồn của tác phẩm. Nó thống nhất các yếu tố, các sáng tạo trong tác phẩm. Tất cả các yếu tố kết cấu, nội dung và hình thức nghệ thuật đều tập trung làm nổi bật chủ đề. Chủ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]