SKKN Kinh nghiệm dạy bài 21: tiết 24 “quang hợp” môn Sinh học lớp 6
- Mã tài liệu: BM6103 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 628 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Hưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Hưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy bài 21: tiết 24 “quang hợp” môn Sinh học lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Phần chuẩn bị
2.3.2 Các bước tiến hành
a/ Bước 1
b/ Bước 2
c/ Bước 3
d/ Bước 4
2.3.3. Một số lưu ý trong bài
Đối với các thí nghiệm có sự tham gia của học sinh trong thực hiện thí nghiệm
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Giáo dục là quốc sách hàng đầu vì thế việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng, đổi mới kiểm tra – đánh giá, ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn mới, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các quan sát thực tế, các thí nghiệm, thực hành để rút ra những kiến thức chung, khái quát về các hiện tượng tự nhiên và các qui luật của Sinh học. Bên cạnh đó số bài có thực hành – thí nghiệm, thực hành- quan sát theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Sở GD- ĐT Thanh Hoá chiếm số tiết khá cao. Vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho giáo viên khá cao và học sinh cũng gặp nhiều khó khăn khi học các tiết có thực hành- thí nghiệm, thực hành- quan sát.
Qua nghiên cứu , điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thăm dò mức độ nhận thức học sinh lớp 6 đối với bộ môn sinh học 6 ở trường THCS Nga Yên, tôi thấy hầu hết các em còn chưa có phương pháp học bộ môn, chưa hứng thú với bộ môn sinh học đặc biệt ở tiết thực hành các em vẫn ngại học và sợ khó, rất lúng túng trong qúa trình quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng thí nghiệm, tham gia thiết kế những thí nghiệm đơn giản chứng minh các chức năng sinh lý các cơ quan của thực vật vì đây là môn học mới mẻ với các em. Dưới trường tiểu học các em mới chỉ được tiếp cận học ở bộ môn Khoa học tự nhiên . Nắm kiến thức còn mơ hồ, học sinh chưa chủ động trong giờ học sinh học, chủ yếu là nghe giảng , ghi lại và đọc trong sách giáo khoa. Trong khi đó , mục tiêu cho ngành giáo dục đề ra là : “ Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước”. Chương trình sinh học lớp 6 giúp học sinh bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Sinh học còn giúp các em hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã phát triển biến đổi ra sao từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Ngoài ra sinh học còn giúp các em biết được mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống của con người. Những điều cơ bản nhất của các kiến thức đó được trình bày dưới dạng các gợi ý quan sát ( dựa trên vật mẫu thật hoặc trên hình vẽ, ảnh chụp ), những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, cung cấp những thí nghiệm mô tả để từ đó các em có thể hiểu và giải quyết các yêu cầu của bài học. Quan trọng hơn là hướng dẫn các em tự tay làm được thí nghiệm, tận mắt quan sát thấy hiện tượng thí nghiệm, so sánh thí nghiệm với đối chứng để nêu lên kết quả của thí nghiệm. Qua đó khơi dậy, bồi dưỡng tình yêu của con người với thực vật nói riêng và thế giới sinh vật nói chung, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Chính vì lẽ đó mà bản thân đã tìm tòi, học hỏi và xây dựng được một vài kinh nghiệm hữu ích khi dạy bài 21- Tiết 24: “ Quang hợp ” môn sinh học lớp 6. Đề tài này là kế thừa kết quả sự đúc rút kinh nghiệm ở Tiết 23- Quang hợp mà tôi đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng năm …………ở Trường THCS Nga Yên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm:
- Kiến thức
+ Biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
+ Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp.
- Kỹ năng
+ Tham gia thiết kế thí nghiệm chứng minh chức năng sinh lý của cây
( lá cây chế tạo được tinh bột ).
+ Phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
- Thái độ hành vi
Có ý thức và thói quen bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường sống của thực vật và của con người.
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường THCS Nga Yên – Huyện Nga Sơn –
Tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng kêt hợp các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Đặc biệt là phương pháp thực hành thí nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi
Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
Quá trình Quang hợp được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ánh sáng
Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi
(rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (Trong lá) (lá nhả ra ngoài
môi trường)
Như vậy, điều kiện để quá trình quang hợp thực hiện được là phải có nước, khí cacbônic, chất diệp lục trong cây xanh và ánh sáng. Ánh sáng trong tự nhiên thông thường là ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn có ánh sáng do con người tạo ra (như ánh sáng đèn điện đốt …)
Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm… Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn phải tiến hành các thí nghiệm và thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Trong quá trình thực hiện bài dạy (bài 21 – tiết 24: Quang hợp), để thực hiện thành công (tạo hứng thú, đồng thời tăng hiệu quả giờ học) người giáo viên nên thực hiện tiết học kiểu: Lý thuyết – thực hành.
Mục đích của thí nghiệm trong hình 21.4 (SGK sinh học 6) là làm rõ điểm khác nhau giữa lá của cây trong chuông A (Trong chuông A cho thêm cốc chứa nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí trong chuông theo PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O ) với lá của cây trong chuông B (Trong chuông B không có cốc chứa nước vôi trong) sau một thời gian làm thí nghiệm. Để minh chứng những điều kiện để lá cây chế tạo được tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh “nếu không có khí cacbonic lá cây không thể chế tạo được tinh bột”. Yêu cầu của thí nghiệm phải đạt được kết quả: có được lá của hai cây để thử dung dịch iốt (kết quả sau khi thử dung dịch iốt một lá cho màu nâu nhạt, một lá có màu xanh tím).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]