SKKN Kinh nghiệm dạy bài “Phương hướng trên bản đồ. kinh độ, vĩ độ và tọa độ Địa lí” (Địa lí lớp 6)
- Mã tài liệu: BM6037 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 734 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Chu Văn An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Chu Văn An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
– Để thực hiện tốt nội dung đã nói ở trên, GV phải nghiên cứu kĩ để cân nhắc, lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, đó là học sinh trường Lê Văn Tám trong diện đại trà ở mức trung bình. Vì vậy GV phải sử dụng phương pháp trực quan có hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ để học sinh dễ quan sát nhất, dễ nhận biết nhất, dễ làm được bài tập nhất. Bên cạnh đó phải kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở vừa để dẫn dắt học sinh vừa phát huy tính tích cực của học sinh.
– Phải có đủ các thiết bị dạy học (các hình 10,11,12,13 SGK, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam) thì mới thực hiện thành công bài dạy.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Trong đề tài này tôi đã sử dụng hình vẽ kết hợp phương pháp trực quan, đàm thọai gợi mở, hướng dẫn học sinh từ cái nhìn trừu tượng đến cái nhìn cụ thể, từ hiểu trừu tượng đến nắm bắt kiến thức cụ thể, thực tế.
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác trong dạy học, đổi mới kĩ thuật dạy học.
Mục đích của đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” với các kĩ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, niềm hứng thú trong học tập; làm cho học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có phẩm chất và năng lực của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã hội.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí lớp 6 và qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy có một số đơn vị kiến thức quả là khó trong việc truyền thụ cho học sinh. Về phía GV, để giảng cho HS hiểu được, nắm được và biết vận dụng vào thực tế kiến thức đó thật là vất vả. Về phía HS, đây là những kiến thức cơ bản Địa lí đại cương, lại là những kiến thức trừu tượng nên rất khó đối với những HS có lực học trung bình và yếu. Một trong những đơn vị kiến thức đó là bài “ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí”. Để các em tiếp thu và hiểu được, nắm vững được kiến thức thì phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải tìm cách làm sao để các em tiếp thu dễ nhất.
Với lí do đó tôi đã trăn trở, tìm tòi chọn đề tài này để nghiên cứu, trao đổi với các bạn đồng nghiệp nhằm tìm ra phương pháp tối ưu giúp HS hiểu được đơn vị kiến thức trên.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tôi viết kinh nghiệm này nhằm giải quyết những khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức bài “ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí” (Địa lí lớp 6).
- Đối tượng nghiên cứu.
– Các phương pháp dạy học bộ môn Địa lí THCS.
- Phạm vi nghiên cứu.
– Bài giảng bộ môn Địa lí lớp 6, áp dụng cho học sinh khối 6 trường THCS Lê Văn Tám, huyện Krông Ana.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với đồng nghiệp.
– Phương pháp thực tế: Trải nghiệm thực tế, thống kê.
- Phần nội dung.
- Cơ sở lí luận:
– Dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn.
– Dựa vào yêu cầu của đổi mới phương pháp bộ môn.
– Muốn có một tiết dạy hay, thành công thì yêu cầu đầu tiên là phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đơn vị kiến thức đó, với đối tượng học sinh của lớp đó. Do đó đối với đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại gợi mở kết hợp thảo luận nhóm, suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ, liên hệ thực tế nhằm phát huy trí tưởng tượng và tư duy logic của các em để giảng dạy thành công.
- Thực trạng:
- Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
– Nhà trường có đủ phòng học cho các lớp, số lượng học sinh mỗi lớp đúng tiêu chuẩn, không phải học dồn, học ghép.
– Đa số học sinh ngoan, yêu thích môn Địa lí, có ý thức học tập tốt.
– Nhà trường mua sắm tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tư liệu, ĐDDH phục vụ cho giảng dạy môn Địa lí.
* Khó khăn:
– Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, chưa tích cực, chưa nhiệt tình, còn lơ là, tư duy logic còn hạn chế.
– Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa mua đủ dụng cụ, sách vở liên quan đến bộ môn cho con học tập.
- Thành công – hạn chế:
* Thành công:
– GV nghiên cứu, nắm vững, vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực.
– Học sinh tích cực, hứng thú học tập, không thụ động khi tìm hiểu kiến thức.
* Hạn chế:
– GV làm việc nhiều, nói nhiều.
– Một số học sinh không hiểu, không xác định được kinh độ, vĩ độ của một địa điểm trên bản đồ.
- Mặt mạnh – hạn chế:
– GV chủ động về kiến thức và phương pháp thì giảng dạy thành công. Ngược lại, nếu GV không chuẩn bị chu đáo về bài soạn, về ĐDDH thì rất lúng túng, dễ sa vào dạy chung chung, mơ hồ dẫn đến học sinh khó hiểu.
– Đây là nội dung kiến thức trừu tượng nên những em học khá, giỏi thường ham thích học hỏi, thích khám phá tự nhiên thì rất hứng thú. Còn những em học lực trung bình và yếu thường rất ngại khi tiếp thu và trình bày ý kiến của bản thân.
- Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
– GV nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, các phương pháp thể hiện, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng liên quan đến bài dạy; giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– Học sinh phối hợp tốt với giáo viên, tích cực xây dựng bài.
- Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
– Đây là nội dung kiến thực trừu tượng nên nếu GV không nghiên cứu kĩ bài, không tìm ra phương pháp tối ưu để giảng dạy thì rất khó thành công. Một số đồng nghiệp rất băn khoăn khi lựa chọn phương pháp. Nếu chỉ thuyết trình và đàm thoại thì chưa đủ. Nếu sử dụng phương pháp trực quan không tốt thì dẫn đến nhàm chán. Hoặc không liên hệ thực tế thì học sinh chẳng hiểu gì cả …
– Về phía học sinh, những em học yếu thường hay ngại tiếp thu, ngại trình bày ý kiến của mình dẫn đến nhút nhát, lười không chịu suy nghĩ và hổng kiến thức.
– Vì vậy GV phải khéo léo để dẫn dắt các em cùng chú ý nghe giảng, cùng tiếp thu, cùng xây dựng bài để nắm bắt kiến thức tùy theo mức độ trí tuệ của các em.
- Giải pháp, biện pháp.
- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
– Trong đề tài này tôi tiến hành thực hiện phương pháp dạy học cụ thể nhằm mục đích thảo luận với đồng nghiệp để áp dụng vào thực tế học sinh để giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Tôi xin trình bày một tiết giáo án cụ thể về môn Địa lí lớp 6:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 2
- 234
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 321
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 622
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 600
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 682
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 682
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 5
- 9
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 533
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 837
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 578
- 10
- [product_views]