SKKN Kinh nghiệm dạy định lý Hình học lớp 7 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
- Mã tài liệu: BM7137 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 944 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy định lý Hình học lớp 7 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Phát huy tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vân dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
– Giúp giáo viên có tư liệu tham khảo về vân đề này.
– Nhằm nâng cao chất lượng học hình học cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu” chủ trương đã thể hiện rõ quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước ta, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với đất nước, bởi lẽ giáo dục đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng CNXH .
Ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện công tác đổi mới giáo dục phổ thông bao gồm: Đổi mới cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá vv… nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.
Trong hệ thống các môn học được đưa vào đào tạo ở trường THCS, môn Toán đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ qua học toán học sinh sẽ được phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ta hiện nay. Học tốt môn toán sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác. Xưa nay đây là môn học mà không ít học sinh phải ngại ngùng khi nhắc đến, việc học toán đối với học sinh là một điều khó khăn. Chất lượng môn toán qua bài kiểm tra định kì, đặc biệt là bài kiểm tra học kì còn thấp, đó là một điều đáng lo ngại đối với giáo viên. Tất cả những lý do trên có thể xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như học sinh chưa nắm được phương pháp học tập, giáo viên còn ôm đồm kiến thức trong giảng dạy, khó khăn về một cơ sở lý luận trong việc dạy học bộ môn vv… Học toán đồng nghĩa với giải toán, trong học tập muốn làm được bài tập ngoài việc có một phương pháp suy luận đúng đắn đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức sẳn có từ tiếp các công thức, các quy tắc, định nghĩa, khái niệm, định lý…
Cùng với việc dạy học các khái niệm, việc dạy học các định lí toán học có vị trí then chốt trong bộ môn, vì nó cung cấp vốn kiến thức cơ bản cho học sinh, qua đó giáo dục rèn luyện con người theo mục đích của bộ môn.
việc dạy học các định lí ở trường THCS phải nhằm đạt các yêu cầu sau đây:
- a) Làm cho học sinh thấy nhu cầu phải chứng minh, thấy sự cần thiết phải suy luận chính xác, chứng minh chặt chẽ ( với mức độ thích hợp).
- b) Phát triển năng lực suy luận và chứng minh, từ chổ hiểu được trình bày lại được những chứng minh đơn giản, đến chổ biết cách suy nghĩ để tìm ra chứng minh của những định lí ngày càng phức tạp, giúp học sinh nắm được nội dung định lí, những điểm mấu chốt, căn bản trong chứng minh, tránh việc thu nhận các định lí một cách hình thức.
- c) Làm cho học sinh nắm được hệ thống các định lí, mối liên hệ giữa định lí này và định lí khác; từ đó có khả năng vận dụng các định lí vào việc giải các bài tập và giải quyết các vấn đề thực tế.
Trong chương trình hình học lớp 7 có một nội dung rất mới đó là định lí. Vậy dạy một định lý như thế nào để học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, nhất được bản chất của vấn đề? Điều này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đề cập, song khi thực hiện còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của học sinh và của giáo viên. Là một giáo viên tôi cũng rất tâm huyết và trăn trở về điều này, với kinh nghiệm còn ít ỏi của bản thân tôi xin trình bày “Kinh nghiệm dạy định lý hình học lớp 7 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất”, qua đó góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh nói chung.
- Mục đích nghiên cứu
– Phút huy tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vân dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
– Giúp giáo viên có tư liệu tham khảo về vân đề này.
– Nhằm nâng cao chất lượng học hình học cho học sinh
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh THCS
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng
– Phương pháp quan sát phỏng vấn
– Phương pháp phân tích sản phẩm
– Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
- Cơ sở lí luận của SKKN.
+ Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
+ Định lý đóng vai trò như một bài toán tổng quát, qua việc học định lý học sinh sẽ được cung cấp những vốn kiến thức cơ bản của bộ môn.
+ Học định lý là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở học sinh khả năng suy luận và chứng minh, góp phần phát triển năng lực trí tuệ, đây là một điều không thể thiếu khi học toán.
- Thực trạng.
Việc đưa ra một số kinh nghiệm khi dạy một định lí hình học nói chung và hình học 7 nói riêng vào đề tài nghiên cứu khoa học của tôi được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp trong nhà trường. Đồng thời bản thân tôi cũng đã giảng dạy được nhiều năm nên cũng có kinh nghiệm trong việc dạy học môn toán đặc biệt là toán 7 và học sinh lớp 7B – đối tượng trực tiếp áp dụng đề tài này – có nhiều em học sinh yêu, kém tiếp thu bài chậm và có vốn kiến thức ít. Học sinh bậc học THCS là đối tượng thích tìm hiểu, khám phá, thích thể hiện mình, chính vì vậy quá trình thực hiện của giáo viên có thêm một số thuận lợi. Đó là những yếu tố vô cùng thuận lợi cho bản thân tôi khi thực hiện đề tài này. Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn :
– Đối với giáo viên: có khi chỉ giới thiệu định lí cho học sinh và yêu cầu học sinh chứng minh định lí đó mà không tạo điều kiện cho học sinh phát hiện định lí. Khi chứng minh định lí chưa gợi động cơ chứng minh việc củng cố định lí cho học sinh chưa khơi gợi được năng lực của các em.
– Đối với học sinh:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]