SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6171 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 847 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
II- Các phương án thực hiện:
Phương án 1
Phương án 2
III- Tổ chức thực hiện:
1) Việc chuẩn bị dạy tiết luyện tập, điều quan trọng là phải bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn thiện hệ thống kiến thức (ở mức độ cho phép ), rèn luyện kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nền nếp học tập.
2) Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà:
3) Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một công thức, qui tắc nào đó, giáo viên cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết đơn giản hơn là áp dụng quy tắc tổng quát đã học.
4) Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán.
5) Trong tiết luyện tập, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng, nhanh chóng từ tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã được học ở tiết trước.
6) Xen vào các tiết luyện tập sau khi chữa bài tập giáo viên nên tổ chức các trò chơi giữa các nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong phú , góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa học sinh trong lớp, giảm tính chất căng thẳng của tiết học toán.
7) Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi ở học sinh, để giảm nhẹ những khâu tính toán không cần thiết.
Mô tả sản phẩm
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I-CƠ SỞ CHỌN ĐỀTÀI:
1.Cơ sở lí luận :
Trong chương trình THCS, toán học chiếm một vai trò rất quan trọng. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên toán học gây nhiều hứng thú cho học sinh, toán không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức, vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống. Mà toán học còn là công cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện. Một nhà toán học và nhà sư phạm đã nói “ Toán học được xem là môn khoa học chứng minh.” Muốn vậy người học phải nắm vững kiến thức toán học từ thấp đến cao, phải học toán thường xuyên, liên tục, phải tự tiếp thu kiến thức qua hoạt động học tập tích cực của bản thân.
Từ vai trò quan trọng đó mà việc giúp các em yêu thích, say mê học toán, giúp các em học sinh khá giỏi có điều kiện mở rộng, nâng cao kiến thức cũng như kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu kém môn toán là yêu cầu tất yếu đối với giáo viên dạy toán nói chung. Nhất là đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, rất cần những con người năng động, sáng tạo có hiểu biết sâu và rộng…Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh trong mọi tiết dạy học toán, nhất là những tiết luyện tập, củng cố kiến thức là rất cần thiết. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới “Phương pháp dạy tiết luyện tập toán” góp phần vào việc “Dạy cho trí thông minh của các em hoạt động và phát triển” (Phạm Văn Đồng )
- Cơ sở thực tiễn:
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Sách giáo khoa toán mới không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình. Hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có tính lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập thực hành, rèn luyện kỹ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác Do đó, số tiết dành cho luyện tập khá nhiều. Nhưng tiết luyện tập không đơn thuần là tiết để chữa bài tập ra về cho học sinh, làm như vậy tiết luyện tập đem lại sự buồn tẻ, học sinh không có hứng thú học bài, đem lại sự nhàm chán cho bản thân giáo viên và học sinh. Để tiết luyện tập có hiệu quả: Học sinh giỏi được củng cố, nâng cao kiến thức, học sinh yếu, trung bình được khắc sâu kiến thức và có thể tự mình làm được những bài tập trong sách giáo khoa và những bài với yêu cầu cao hơn. Sau tiết luyện tập kiến thức cũ được cô đọng, khắc sâu cho học sinh để các em vững vàng học những tiết học sau, tiếp thu những kiến thức mới đó là điều mà không phải giáo viên nào cũng làm được.
Bản thân tôi là giáo viên toán đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề tôi quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi đến với kiến thức mới nhờ sự học hỏi hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi thấy mình cần phải tìm ra một phương pháp dạy tiết luyện tập toán để giúp các em học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên dạy toán phải tìm tòi nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đưa chất lượng giờ học toán của học sinh được nâng lên. Năm học …………….tôi được nhà trường phân công dạy toán hai lớp 6C và 6D của trường THCS Minh Khai với trăn trở trên và với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THCS và qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm tòi và áp dụng một số giải pháp thành công đối với giờ luyện tập toán. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được một đề tài, đó là “ Kinh nghiệm dạy giờ luyện tập toán nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 6 trường THCS” đưa vào dạy ở lớp 6C.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong thực tế quá trình dạy tiết luyện tập giáo viên thường máy móc, cứng nhắc không quan tâm đến tính chất và yêu cầu cụ thể của từng tiết luyện tập. Tiết luyện tập thường diễn ra theo trình tự giáo viên kiểm tra lý thuyết rồi chữa
các bài tập đã được giao về nhà cho học sinh. Cứ rập khuôn như vậy nên đến tiết luyện tập học sinh đã nắm được trình tự của tiết học gây nhàm chán, giờ học buồn tẻ, không thu hút, học sinh mất dần hứng thú đối với giờ luyện tập toán, máy móc trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập. Học sinh hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, các phẩm chất của tư duy linh hoạt, độc lập sáng tạo không được phát triển. Dẫn đến học sinh có thói quen ỷ lại, không mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình, không nhanh nhẹn, sáng tạo trong các tình huống nảy sinh khi giải quyết các bài tập. Mặt khác sách giáo khoa rất quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để làm các phép tính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nếu trong các tiết luyện tập giáo viên không quan tâm đến việc này thì học sinh sẽ không biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để tính. Chính vì vậy, rất cần một quá trình lao động sư phạm tích cực và sáng tạo của giáo viên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các tiết luyện tập toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- Các giải pháp:
Để học sinh yêu thích học tiết luyện tập toán, không cảm thấy nhàm chán, rập khuôn giáo viên cần phải:
– Chuẩn bị dạy một tiết luyện tập toán cần bám sát tư tưởng chủ đạo là hoàn thiện ở mức độ cho phép học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nề nếp học.
– Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà .
– Hoàn thiện, nâng cao (ở mức độ cho phép của chương trình ) lý thuyết qua hệ thống bài tập.
– Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một quy tắc, công thức nào đó cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết riêng, đơn giản hơn là áp dụng quy tắc tổng quát đã học.
– Rèn luyện kỹ năng, thuật toán, nguyên tắc giải toán (tuỳ từng bài cụ thể).
– Quan tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng nhanh chóng từ tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã học.
– Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán.
– Tổ chức trò chơi giữa các tổ, nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong phú, góp phần tăng hứng thú học toán.
– Rèn luyện nề nếp học tập có tính khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy, phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo.
– Tham gia học chuyên đề môn toán do sở và phòng giáo dục tổ chức.
– Thường xuyên tham gia dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.
– Tham khảo các tài liệu, tạp chí viết về đổi mới phương pháp dạy học để học hỏi như: “thiết kế bài giảng ”, “sách giáo viên” , “sách bài tập”, “tạp chí giáo dục ” …
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]