SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7
- Mã tài liệu: BM7082 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3053 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng nh¬ư quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn Văn, bản tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây :
Phương pháp dạy theo nhóm;
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
Phương pháp giải quyết vấn đề;
Phương pháp đóng vai;
Phương pháp trò chơi
Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như¬:
– Kĩ thuật chia nhóm
– Kĩ thuật giao nhiệm vụ
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật động não
– Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
– Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục mà chúng ta đang thực hiện là trang bị, đào tạo cho các em học sinh có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực tư duy, năng lực hành động. Cụ thể là giúp các em:
Trở thành một người học tập tự chủ, độc lập, tự tin: Biết hỏi, biết phản ánh, biết bảo vệ ý kiến và chịu trách nhiệm cho sự nghiệp học hành của mình; người có ý thức rõ ràng về cái đúng, cái sai; biết mình là ai, sáng suốt trong việc đánh giá sự việc, có suy nghĩ độc lập và thấu đáo; sở hữu những năng lực trí tuệ (năng lực tư duy và năng lực hành động) cần thiết để sống, làm việc và thích ứng trong môi trường xã hội không ngừng đổi thay và nhiều thách thức trong tương lai.
Trở thành một người biết yêu thương, tràn đầy năng lượng và yêu cuộc sống: Có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ lành mạnh, suy nghĩ và hành động một cách tích cực; người biết cảm nhận và trân trọng những giá trị nhân văn, nghệ thuật đẹp đẽ của cuộc sống; biết yêu thương, chia sẻ và trở thành con người sống có cảm xúc,năng lượng tràn đầy, có động lực và niềm say mê, luôn yêu cuộc sống.
Trở thành một người đóng góp tích cực, một con người, một công dân tốt và có trách nhiệm: Có thể làm việc theo nhóm, hợp tác và giao tiếp một cách hiệu quả, chủ động, dám mạo hiểm và nỗ lực hết mình để giành kết quả ưu việt nhất; có ý thức trách nhiệm công dân cao, người được thông tin đầy đủ về Việt Nam và thế giới và người góp phần tích cực vào việc làm cho chất lượng cuộc sống của những người xung quanh mình ngày càng tốt hơn.
Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Nhất là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đang xuống cấp gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THCS Nguyễn Trãi. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7” hy vọng sẽ góp phần tích cực vào giáo dục kĩ năng sống trong thường THCS nói chung.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
-2.1. Mục tiêu đề tài:
+ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các em học sinh bậc Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.
+ Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. Cụ thể là học sinh khối lớp 7.
- 2.2. Nhiệm vụ đề tài:
+ Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống làm cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
+ Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
+ Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở.
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và Cuộc chia tay của những con búp bê” cho học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A4, 7A5 Tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học …………..
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp chung: Phương pháp lí luận khoa học gắn lý luận và thực tiễn
– Phương pháp cụ thể: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp.
PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống:
Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của con người. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và để làm việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]