SKKN Kinh nghiệm dạy một số dạng toán về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong Đại số 7
- Mã tài liệu: BM7141 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1663 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Trần Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Archimedes |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Trần Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Archimedes |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy một số dạng toán về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong Đại số 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Mục tiêu của giải pháp
– Học sinh giải quyết được các bài tập về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.
– Phát triển năng lực tư duy, phát huy nâng cao mức độ năng lực của các em.
– Phát huy tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải quyết bài tập.
– Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức cho học sinh.
– Lựa chọn các bài tập phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.
– Hướng dẫn các em phân tích bài toán và từng bước giải quyết vấn đề.
– Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân tổ và chỉ rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
– Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng, kỹ năng giải toán của học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Toán học giữ vai trò quan trọng đối với khoa học kỹ thuật. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học toán ở trường học và kích thích sự ham muốn của học sinh ở mọi lứa tuổi. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Toán và Vật lý, tôi nhận thấy phần kiến thức về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau là hết sức cơ bản trong chương trình đại số lớp 7. Trong Chương II Tỉ lệ thức là phương tiện giúp ta giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. Trong môn hình học để học tốt định lý Talet, tam giác đồng dạng thì không thể thiếu kiến thức về phần tỉ lệ thức. Trong môn Vật lý cũng vậy muốn giải quyết tốt về các bài toán chuyển động không đều thì phần tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau cũng không thể thiếu.
Tuy phần tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau quan trọng như vậy nhưng bản thân tôi qua quá trình giảng dạy và dự giờ động nghiệp tôi nhận thấy với các dạng toán tỉ lệ thức tôi thấy chưa hệ thống hóa được các dạng bài tập, chưa đưa ra được nhiều hướng suy luận khác nhau của một bài toán và chưa đưa ra được các phương pháp giải khác nhau của cùng một bài toán để kích thích tính sáng tạo của học sinh. Về tiết luyện tập giáo viên thường đưa ra một số bài tập rồi cho học sinh lên chữa hoặc giáo viên chữa cho học sinh chép. Và đưa ra nhiều bài tập càng khó thì càng tốt. Trong nhiều trường hợp thì kết quả dẫn đến ngược lại, học sinh cảm thấy nặng nề, không tin tưởng vào bản thân trở nên chán nản việc học.
Vì vậy giáo viên cần phài có phương pháp giải bài tập theo dạng và có hướng dẫn giải bài tập theo nhiếu cách khác nhau nhằm hình thành tư duy toán học cho học sinh, cung cấp cho học sinh những kỹ năng thích hợp để giải quyết bài toán một cách thích hợp.
Học sinh thường lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, chưa tìm ra cách giải cho từng dạng toán cụ thể, không có tính sáng tạo trong bài làm. Khi học phần này học sinh thường mắc sai lầm trong lời giải. Gặp các dạng toán hơi phức tạp là các em sợ làm không được nên lười suy nghĩ. Để các em không sợ các dạng toán như vậy và tránh các sai lầm mà các em mắc phải và có phương pháp khi giải các bài tập liên quan đến phần này tôi đã quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy một số dạng toán về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong đại số 7” làm đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
– Học sinh có kỹ năng phân tích để nắm yêu cầu của đề
– Tránh các lỗi sai thường mắc phải khi giải bài tập
– Nhận dạng các bài tập và chọn chọn phương pháp giải phù hợp
– Học sinh hứng thú học tập môn toán.
- Đối tượng nghiên cứu
Cách giải một số dạng toán về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong đại số 7 chương III.
- Giới hạn của đề tài
Các bài tập về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong chương trình đại số 7 chương III.
Học sinh lớp 7A1 và 7A2 trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăklăk.
Thời gian: Năm học …………..
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu SGK, sách tham khảo.
– Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
– Phương pháp phát vấn, đàm thoại nghiên cứu vấn đề.
– Phương pháp luyện tập, thực hành.
– Phương tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phần nội dung:
- Cơ sở lý luận:
Nhân loại ngày càng phát triển nên tri thức ngày càng được đòi hỏi cao hơn. Chính vì vậy việc giảng dạy trong nhà trường đòi hỏi phải được nâng cao chất lượng toàn diện đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước có tri thức cơ bản có phẩm chất đạo đức của người lao động.
Bài tập toán nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh đặc biệt rèn các thao tác trí tuệ hình thành những phẩm chất tư duy sáng tạo, bài tập toán nhằm đánh giá mức độ kết quả dạy và học, đánh giá mức độ độc lập và trình độ phát triển của học sinh
Dạy toán và học toán là quá trình tư duy liên tục cho nên việc đúc kết kinh nghiệm, tìm tòi kiến thức của người dạy, học toán là không thể thiếu. Trong đó việc mà nhiều giáo viên trăn trở là phải chuyển tải kinh nghiệm làm thế nào để dạy tốt để học sinh lĩnh hội dễ dàng? Vậy việc dạy như thế nào để các em nắm chắc kiến thức cơ bản một cách hệ thống mà còn giải được các bài toán nâng cao thì giáo viên phải truyền đạt kiến thức hấp dẫn, sinh động và nắm kiến thức một cách có hệ thống, dẫn dắt học sinh đi từ điều đã biết đến điều chưa biết. Đôi khi giáo viên phải biết nhìn nhận, phân tích và chỉnh sửa những sai lầm thường xuyên mắc phải cho học sinh.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học giáo dục thì việc tự học, tự quản giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, gây hứng thú trong học tập, phát triển tư duy cho các em đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài Sách giáo khoa thì các em còn có sách bài tập giúp cho các em có điều kiện hệ thống hóa kiến thức và cũng như để khắc sâu cho các em khi vận dụng giải bài tập. Bên cạnh đó công nghệ thông tin ngày càng được phát triển giúp các em tiếp cận càng nhiều và biết được nhiều thông tin hơn nên các em dễ dàng tìm tòi được các nội dung mình cần quan tâm, nó giúp cho các em tăng tính tích cực và tự học nhiều hơn.
Một số học sinh thường mắc sai lầm khi giải bài toán dạng áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau do các em chưa hiểu rõ tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Nhiều học sinh khi làm bài các em đọc đề bài không kỹ, nên phân tích bài toán không chính xác dẫn đến việc giải bài toán bị sai.
Dạng toán tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau là dạng toán tương đối khó. Đa số học sinh không thích học ở phần này. Khi học phần này đòi hỏi các em phải tích cực, chịu khó đọc sách tham khảo nhiều. Vì đây là một phần tương đối khó nhưng số tiết học ở lớp thì quá ít chỉ có 4 tiết nhưng bài tập ứng dụng nó lại rất nhiều không chỉ trong toán học mà cả trong vật lý. Đặc biệt nhất là thi học sinh giỏi văn hóa và luyện toán qua mạng thì phần này nó chiếm một phần rất lớn. Bên cạnh đó khi thao giảng đa số giáo viên ngại thao giảng phần này cho nên việc đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy còn nhiều hạn chế.
- Nội dung và hình thức của giải pháp.
- Mục tiêu của giải pháp
– Học sinh giải quyết được các bài tập về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.
– Phát triển năng lực tư duy, phát huy nâng cao mức độ năng lực của các em.
– Phát huy tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải quyết bài tập.
– Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức cho học sinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]