SKKN Kinh nghiệm dạy tiết Hoạt động Ngữ văn 7 chủ đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo”
- Mã tài liệu: BM7074 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 833 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm dạy tiết Hoạt động Ngữ văn 7 chủ đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu tài liệu
1.1. Bước 1 – Tìm hiểu các văn bản mang tính pháp lí về chủ quyền biển đảo
1.2. Bước 2 – Tìm hiểu về một số hòn đảo và quần đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa và Việt Nam
1.3. Bước 3 – Tìm hiểu những bài thơ hay, các tác phẩm văn học Việt Nam, các bài hát viết về biển và hải đảo
2. Tích hợp với một số môn học khác
2.1. Tích hợp kiến thức môn Địa lí
2.2. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử
2.3. Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc
3. Tổ chức thực hiện
Mô tả sản phẩm
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1 | Mục lục | |
2 | 1. MỞ ĐẦU | |
1.1 Lí do chọn chọn đề tài | ||
1.2 Mục đích nghiên cứu | ||
1.3 Đối tượng nghiên cứu | ||
1.4 Phương pháp nghiên cứu | ||
3 | 2. NỘI DUNG | |
2.1 Cơ sở lí luận | ||
2.2 Thực trạng vấn đề | ||
2.2.1 Thuận lợi | ||
2.2.2. Khó khăn | ||
2.3. Các giải pháp thực hiện | ||
2.3.1 Tìm hiểu tài liệu | ||
2.3.1.1 Bước 1 – Tìm hiểu các văn bản mang tính pháp lí về chủ quyền biển đảo | ||
2.3.1.2 Bước 2 – Tìm hiểu về một số hòn đảo và quần đảo thuộc tỉnh Thanh Hóa và Việt Nam | ||
2.3.1.3 Bước 3 – Tìm hiểu những bài thơ hay, các tác phẩm văn học Việt Nam, các bài hát viết về biển và hải đảo | ||
2.3.2 Tích hợp với một số môn học khác | ||
2.3.2.1 Tích hợp kiến thức môn Địa lí | ||
2.3.2.2 Tích hợp kiến thức môn Lịch sử | ||
2.3.2.3 Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc | ||
2.3.3 Tổ chức thực hiện | ||
4 | 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | ||
3.2. Kiến nghị | ||
5 | Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, biển đảo có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc bảo vệ tổ quốc. Với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa cùng hàng ngàn đảo và quần đảo lớn nhỏ khác được coi là tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ phía Đông đất nước. Một số đảo ven bờ được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển.
Với những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà biển đem lại cho mỗi quốc gia làm cho biển trở thành mục tiêu tranh chấp của các nước trong khu vực có biển. Thực tế đã và đang diễn ra hiện nay đối với nước ta và các nước trong khu vực Biển Đông là các nước đang phải đối mặt với những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia một cách nghiêm trọng. Trong đó, quan trọng nhất là vụ việc tranh chấp diễn ra ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục điạ của Việt Nam. Vì chủ quyền biển đảo của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh trường THCS&THPT Như Thanh nói riêng đang là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược đặc biệt. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ trong thời gian trước mắt mà còn có tác động lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đang chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy – học. Ở nhiều cấp học, các nhà trường đã chú ý việc soạn – giảng của giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học trong việc chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình tổ chức dạy học, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể, giáo viên là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn. Vì vậy học sinh cần phải chủ động, tích cực khai thác các kiến thức liên quan.
Trong các phương pháp đổi mới dạy học, phương pháp sử dụng kiến thức liên môn dạy học gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học. Đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, việc khai thác, sử dụng kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc… làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống nhất, giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống, mang tính chất tổng hợp.
Với những lí do trên, cùng với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay, nhất là trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo đối với học sinh, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm dạy tiết Hoạt động Ngữ văn 7 chủ đề “Giáo dục chủ quyền biển đảo” ở trường THCS&THPT Như Thanh” hi vọng sẽ được chia sẻ với đồng nghiệp về một vài kinh nghiệm trong công tác tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh THCS về “Chủ quyền biển đảo” thiêng liêng của tổ quốc.
1.2 Mục đích nghiên cứu
“Giáo dục chủ quyền biển đảo” qua tiết Hoạt động Ngữ văn cho học sinh lớp 7 bậc THCS ở trường THCS&THPT Như Thanh giúp cho các em bổ sung thêm kiến thức xã hội về biển đảo xứ Thanh cũng như biển đảo Việt Nam.
Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam. Từ đó có tinh thần trách nhiệm với biển đảo quê hương và biển đảo Việt Nam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu kinh nghiệm một tiết Hoạt động Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 7 cho học sinh ở trường THCS&THPT Như Thanh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu qua tìm hiểu tài liệu viết về biển đảo Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa.
– Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh.
– Phương pháp tìm hiểu thực tế.
- NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Từ xa xưa tổ tiên người Việt đã thấy được giá trị, tiềm năng của sông, biển đem lại nên tại các vùng ven sông, ven biển đã là nơi tập trung dân cư đông đúc để làm ăn sinh sống. Vì vậy, giữ biển, bảo vệ biển, vươn ra biển để khai thác biển là sự lựa chọn sống còn của nhân dân các dân tộc ở các quốc gia có biển.
Những năm gần đây, dân tộc ta đang phải đối mặt với những hành động chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài. Chúng tìm mọi cách can thiệp vào công việc nội bộ đất nước, gây mất ổn định về an ninh chính trị, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt, Trung Quốc đã liên tục có những hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai dân tộc. Để học sinh biết hành động của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng như để giáo dục cho các em hiểu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì việc giáo dục cho học sinh ý thức chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển đảo là vấn đề vô cùng quan trọng.
Năm học …………là năm học mà ngành giáo dục cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trên cơ sở Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC), tình hình phức tạp trên biển Đông đã được báo chí phản ánh, Đảng, nhà nước, các cấp các ngành, nhất là ngành giáo dục đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân về ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là thế hệ trẻ…. Đó là những cơ sở quan trọng để các thầy cô giáo, các nhà trường có thể chủ động trong việc tổ chức các hoạt động, tích hợp kiến thức để giáo dục về ý thức trách nhiệm, khơi lên tình yêu biển, tình yêu tổ quốc của các em học sinh.
2.2 Thực trạng vấn đề
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]