SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5)
- Mã tài liệu: BM6034 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 968 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Siêu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Siêu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Tiến trình thực hiện tiết ôn tập.
Hoạt động 1: Giáo viên định hướng để hệ thống hóa lại cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học từ bài 1 đến bài 5.
Hoạt động 2: Giáo viên kiểm tra phần tự rèn luyện kỹ năng địa lý ở nhà của học sinh (Thông qua phần đưa thông tin phản hồi 9 bài tập để nắm được mức độ hoàn thành của học sinh về mặt số lượng)
2.3.2. Phần thực hiện cụ thể.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra và hoàn thiện đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này phải chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đó chính là nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.
Nhưng qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự tự giác, tích cực trong khai thác và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt khi học tiết ôn tập, là học sinh có suy nghĩ, đấy là tiết được “chơi”, nên các em không cần phải chuẩn bị trước nội dung ở nhà, mà lên lớp thực hiện theo hướng dẫn bằng lời của giáo viên ngay tại lớp; chính vì vậy hiệu quả của tiết ôn tập không cao.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra cách dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5) sát với thực tế trước khi bước vào kiểm tra viết 1 tiết ở học kỳ I bằng cách phát trước nội dung ôn tập cho học sinh về nhà làm. Với lý do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong –Như Xuân – Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh lớp 6 trường THCS Thanh Phong –Như Xuân – Thanh Hóa ôn tập Địa Lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5) nhằm giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng tiết ôn tập trước khi bước vào kiểm tra viết 1 tiết ở học kỳ I.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
– Phương pháp điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế;
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
– Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thứ nhất: Cần phải hiểu những đặc trưng của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học, lấy học sinh là trung tâm chứ không tập trung vào người dạy, với các đặc trưng sau:
Giáo viên là người tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập còn học sinh tự khám phá tri thức chứ không phải là tiếp thu thụ động theo kiến thức của giáo viên sắp đặt. Dạy – học phải chú trọng phương pháp tự học;
Tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với hoạt động hợp tác giữa các cá thể với nhau thông qua thảo luận, tranh luận để cá nhân bộc lộ ý kiến;
Kết hợp thầy và trò tự đánh giá. Người thầy phải hướng dẫn học sinh kỹ năng tự nhận xét đánh giá lẫn nhau.
Thứ hai: Xét về vai trò của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Địa lý ở trường THCS hiện nay.
Dạy học cần phát huy tính tích cực với bản chất là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý.Nên hình thức tổ chức dạy học rất cơ đông, linh hoạt như: Học ở lớp, học ở nhà, học ở phòng thí nghiệm, học cá nhân, học đôi bạn, học nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên…
Chính vì thế nên việc dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện để phát huy tối đa vai trò của người học. Qua đó học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, tự tìm tòi khám phá những điều chưa biết, được tranh luận và có cơ hội thể hiện ý kiên cá nhân.Giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đảm bảo tính toàn diện kiến thức.
Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy thật sự cần thiết phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập Địa lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5).
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1.Thuận lợi
– Đa số các gia đình ở địa bàn xã Thanh Phong quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường để tham gia học tập.
– Giáo viên môn Địa Lý nhiệt tình, trách nhiệm và luôn trăn trở trong việc làm như thế nào để học sinh nắm và hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất trong tiết ôn tập.
– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục và đào tạo Như Xuân, của Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
– Đa số các em học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Bảng thống kê về kết quả khảo sát thực tế cho thấy:
Năm học | …….. (Chưa phát vở bài tập ôn tập) | …….. (Đã phát vở bài tập ôn tập) |
Tỷ lệ HS chuẩn bị nội dung ôn tập | 100% học sinh không chuẩn bị bài ở nhà mà chỉ trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên ở tiết ôn tập trên lớp bằng cách hỏi đến đâu lật SGK và vở ghi để trả lời đến đó. | 100% học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung yêu cầu của vở ôn tập với các mức độ hoàn thành khác nhau. |
2.2.2.Khó khăn
– Trường THCS Thanh Phong thuộc vùng 135 của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nên đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.Tỉ lệ Hộ nghèo còn cao (Chiếm 30,43 % – theo số liệu thống kê của xã Thanh Phong năm ……..); nên phụ huynh ít đôn đốc, nhắc nhỡ, quan tâm đến việc tự học của con cái dẫn đến chất lượng tự học ở nhà chưa cao.
– Học sinh nói và đọc tiếng phổ thông còn chậm, năng lực tư duy chậm và không đồng đều nên đôi khi các em còn lúng túng trong việc hoàn thành các nội dung yêu cầu của tiết ôn tập
– Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này đôi khi còn lệch lạc: chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường hoặc học cho xong.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Tiến trình thực hiện tiết ôn tập.
Hoạt động 1: Giáo viên định hướng để hệ thống hóa lại cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học từ bài 1 đến bài 5.
Hoạt động 2: Giáo viên kiểm tra phần tự rèn luyện kỹ năng địa lý ở nhà của học sinh (Thông qua phần đưa thông tin phản hồi 9 bài tập để nắm được mức độ hoàn thành của học sinh về mặt số lượng)
2.3.2. Phần thực hiện cụ thể.
Tiết 6: ÔN TẬP ( Từ Bài 1 đến Bài 5)
- Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp học sinh :
– Nắm vững và khắc sâu những kiến thức cơ bản về Trái Đất.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, khắc sâu, khai thác kiến thức từ kênh hình và kênh chữ.
- Thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
- Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ;
– Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ…
II.Phương pháp dạy học
– Sử dụng phương pháp trực quan;
– Động não.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]