SKKN Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại
- Mã tài liệu: BM6056 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1427 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ…) để xác định một cách khái quát nội dung cần khai thác. (chú ý đối với lược đồ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát cả ranh giới và các ký hiệu bản đồ).
Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ).
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh, lược đồ sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ) gắn liền với nội dung của bài học.
Mô tả sản phẩm
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Dạy học là một hoạt động sáng tạo, ng ười giáo viên với những kiến thức về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm cùng những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian dạy học của mình mà vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những con đường và biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử. Để đạt được điều đó còn phải phụ thuộc vào khả năng sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học hợp lí của mỗi người giáo viên.
Điều này có nghĩa là người thầy phải biết vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo, sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, bộ môn lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào mục tiêu đào tạo con người chủ nghĩa xã hội. Như luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là:
“ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Từ yêu cầu của nghành giáo dục và của toàn xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, với mục tiêu là : Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn, gợi mở cho học sinh trong quá trình suy nghĩ, tìm ra những kiến thức cơ bản, những đơn vị kiến thức mới của bài học, của chương trình học và của cả khoá trình. Để có được điều đó, người thầy phải biết kết hợp, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học phù hợp và linh hoạt. Từ đó tạo cơ hội cho các em có khả năng tư duy độc lập trong quá trình học tập. Chính đây là con đường dẫn các em tìm đến chân lý của tri thức và trên cơ sở đó học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của mình, nhằm nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Hiện nay trong dạy học lịch sử ở trường THCS, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy học lịch sử, nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, chưa thực hiện đúng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Trong thực tế vẫn còn giáo viên biến giờ học lịch sử thành giờ dạy chính trị, lí luận khô khan, sáo rỗng, cứng nhắc, hoặc dạy học theo lối biên niên sự kiện, thông báo kiến thức thiếu sinh động và không có hồn, nhiều giáo viên vẫn chưa sử dụng thành thạo phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Vì vậy chất lượng giờ dạy chưa cao, chưa lôi cuốn nhiều học sinh say mê với giờ học lịch sử.
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả đào tạo học sinh trong bộ môn lịch sử ở trường THCS. Trong quá trình dạy học, tôi không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp thu và trao dồi kiến thức, thường xuyên suy ngẫm sau những giờ lên lớp. Từ đó tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, bổ sung vào phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong bộ môn lịch sử ở trường THCS. Bước sang năm học ………, với tâm huyết và nhiệm vụ của mình, cùng với sự say mê về chuyên môn, tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục của mình với tên đề tài là:
“Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 6
phần Lịch sử thế giới cổ đại”
1.2. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên, với mục đích là nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử của người thầy khi đứng trên bục giảng, tạo nên một giờ học lịch sử hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú, say mê cho học sinh trong giờ học lịch sử, là cơ sở để cho các em nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn về các vấn đề lịch sử, các sự kiện lịch sử, giúp cho các em yêu thích môn lịch sử hơn.
Việc khai thác kênh hình có hiệu quả trong SGK lịch sử, còn giúp cho học sinh hình thành kĩ năng quan sát, nhận biết và kĩ năng nói trong việc minh hoạ, diễn thuyết nội dung của hình ảnh, lược đồ, sơ đồ… trong giờ học lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Học sinh lớp 6A1 và lớp 6A2 trường THCS Nguyễn Du – Quảng Xương.
+ Tranh ảnh, lược đồ phần lịch sử thế giới cổ đại – chương trình SGK lịch sử 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp tổng hợp, so sánh.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp điều tra, đánh giá vấn đề…
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Những vấn đề về cơ sở lí luận:
Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo “ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục” (Điều 102). Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với bộ môn lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó đã diễn ra. Nhưng lịch sử là tồn tại khách quan không thể phán đoán “ Suy luận để biết lịch sử” . Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó hình thành các biểu tượng lịch sử.
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử – không trực tiếp quan sát sự kiện, nên phương pháp sử dụng, khai thác kênh hình có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều cách sử dụng và khai thác kênh hình khác nhau, nhưng sử dụng như thế nào để có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử mới là vấn đề quan trọng.
Việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong dạy học lịch sử sẽ nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát tranh vẽ, hình ảnh, lược đồ, bản đồ…
Sử dụng kênh hình có hiệu quả có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh, lược đồ, tranh vẽ được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ học sinh là hình ảnh mà học sinh thu nhận được bằng trực quan. Khai thác tốt kênh hình trong dạy học lịch sử, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú học tập. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng mức và lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu và thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]