SKKN Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 – Tập 1

Giá:
50.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 7
Bộ sách:
Lượt xem: 1658
Lượt tải: 4
Số trang: 28
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Tân
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 28
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Tân
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7 – Tập 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Để giảng dạy tốt tác phẩm thơ Đường giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu đặc trưng của thơ Đường trước hết là đề tài của tác phẩm. Ngoài ra phải chú ý những yếu tố như : thể thơ ,bố cục, kết cấu, tứ thơ, biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ Đường.
Thể thơ (chỉ mang tính chất tham khảo thêm vì cụm bài thơ Đường không yêu cầu các em hiểu thêm về thể thơ Đường mà vận dụng kiến thức đã được cung cấp về các thể thơ ở phần những bài thơ trung đại Việt Nam trước đó) . Thơ Đường thường được viết theo ba thể cơ bản là nhạc phủ ,cổ thể (cổ phong), Đường luật .Trong những bài thơ giới thiệu chương trình Ngữ Văn 7-Tập 1 về sáng tác các nhà thơ đời nhà Đường có bốn bài được viết theo Đường luật (cụ thể là tứ tuyệt), riêng bài của Đỗ Phủ làm theo cổ thể.

Mô tả sản phẩm

                                        1 . MỞ ĐẦU

   1.1 Lý do chọn đề tài

        Trong quá trình phát triển đi lên của  mình, nhà Đường đã tạo nên một nền văn học Trung Quốc phát  triển mạnh mẽ trong đó thơ Đường đạt những thành tựu vô cùng to lớn . Với gần 300 năm tồn tại người Trung Hoa đã tạo ra một nền thi ca đồ sộ. Bộ “Toàn Đường thi ” thu thập được 48.900 bài của hơn 2300 nhà thơ gắn với tên tuổi các nhà thơ lớn như : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị ….Thơ Đường được xem là di sản văn hoá cực kì quý giá, là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung hoa có tầm ảnh huởng hết sức sâu rộng. 

       Đến Việt Nam thơ Đường chiếm môt vị trí vô cùng quan trọng. Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, thơ Đường đã được giới nhà nho, những “ Tao nhân mặc khách” tiếp nhận một cách nồng nhiệt, ngưỡng mộ và xem đó như là chuẩn mực, là tinh hoa thơ ca nên được nhanh chóng tiếp thu, học hỏi để nghiên cứu, sáng tác. Cũng từ đấy trên diễn đàn Văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện một khuynh hướng, một trào lưu sáng tác thơ Đường và không bao lâu cùng với các thể thơ cổ truyền của dân tộc đã tạo nên diện mạo mới trên thi đàn Văn học Việt Nam .

       Cho dù xét trong điều kiện lịch sử nào thì thơ Đường vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đến giới thi nhân Việt Nam. Khi nói tới thơ Đường thì chúng ta nghĩ ngay tới sự tiết kiệm lời, số lượng câu chữ trong một bài thơ hạn chế với những quy định chặt chẽ về niêm, luật nhưng nội dung diễn đạt trong thơ rất phong phú, giàu tầng bậc đã đạt tới độ cao, chiều sâu của tư tưởng .

        Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Quảng Chính tôi rất say mê, yêu thích những tác phẩm thơ sáng tác thời nhà Đường. Chính vì thế để có thể truyền được nhiệt huyết ,đam mê của mình cho học trò là điều tôi luôn trăn trở . Đây cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra “ Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn 7-tập 1 tại trường THCS Quảng Chính”

             

1.2. Mục đích nghiên cứu

          Hán Việt là lớp từ quan trọng trong môn Ngữ Văn. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả học sinh.

        Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một số vốn từ Hán Việt và dùng nó để thực hành – sáng tạo văn bản – điều này thể hiện rõ nguyên tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách truyền thụ mang nhiệm vụ kép: vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng những tín hiệu này để giúp người học bước đầu vận dụng trong quá trình học tập.

        Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự.  Học sinh vừa học để rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.

           Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp 7 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học  của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian theo phân phối chương trình, phù hợp với phương pháp tích cực hóa hiện nay…) Đây chính là vấn đề nổi cộm được nhiều giáo viên, nhiều trường quan tâm và đề cập đến khi thực hiện chương trình dạy Ngữ văn 7.

          Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với những tác phẩm này, đối với học sinh THCS còn quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho thời nho học thuở xưa.

          Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho dạy một số tác phẩm, vì phải dạy như thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Giải quyết vấn đề này không đơn giản chút nào. Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

           Đểhọc sinh  thật sự yêu thích, học tốt thơ Đường bản thân người giáo viên  thực sự  phải đầu tư ,tìm tòi ,nghiên cứu mới có thể truyền nhiệt huyết say mê đến cho các em. Đề tài của tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm  bản thân để giúp học sinh nắm rõ được những yêu cầu bắt buộc trong quá trình tìm hiểu những tác phẩm thơ Đường mà tôi đã áp dụng trong chương trình Ngữ văn 7 – Năm học …………tại học sinh lớp 7C trường THCS Quảng Chính. 

  1. Tìm hiểu đặc trưng thơ Đường :
  2. Hướng dẫn học sinh cách đọc thơ Đường.
  3. Đối chiếu phần dịch nghĩa, dịch thơ.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

 – Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.

 – Phương pháp khái quát, thống kê.

 – Phương pháp thẩm bình. 

.

 

      

 

  1. NỘI DUNG

  2.1. Cơ sở lý luận: 

         Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại, thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy theo cảm nhận của cá nhân tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn đối với học sinh lớp 7. Đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp trong đó có bản thân tôi.

 2.2.Thực trạng  : 

        Thơ Đường như nói ở trên là đỉnh cao của thi ca Trung Quốc , không chỉ là thành tựu độc đáo của thơ Trung Quốc mà cũng là thành tựu nổi bật trong nền thi ca nhân loại. Nhưng để tiếp cận chiều sâu tư tưởng ,tình cảm thơ Đường đối với học sinh  không phải là dễ vì thơ Đường khó tiếp nhận. Để các em yêu, say mê thơ Đường trong trường học từ việc tìm hiểu tác giả tới việc tìm hiểu giá trị nội dung ,nghệ thuật của tác phẩm là một vấn đề  không dễ gì đối với người giáo viên dạy văn.

         Trong chương trình Ngữ Văn 7 các nhà biên soạn sách đã đưa vào một số nhà thơ gắn với những bài thơ tiêu biểu tạo nên tên tuổi của “Thi tiên” Lí Bạch với “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư ) và “Tĩnh dạ tứ ”(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ). Đại quan Hạ Tri Chương với  “Hồi hương ngẫu thư ”(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); “Thi thánh” Đỗ Phủ với “Mao ốc vị thu phong sở  phá ca” (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ) .

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS
8
Tiếng Anh
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)