SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc cấp tiểu học
- Mã tài liệu: BM2001 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 892 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | NaN-NaN |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | NaN-NaN |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc cấp tiểu học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đổi mới phương pháp dạy học.
a. Đổi mới phương pháp dạy hát.
b. Đổi mới phương pháp dạy TĐN.
c. Đổi mới phương pháp phát triển khả năng âm nhạc.
2. Tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa.
a . Hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt chung của nhà trường.
b. Đưa các trò chơi – đồng giao vào hoạt động ngoại khóa.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
m nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ.. m nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. m nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.
m nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người. Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống.. m nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật những bài nhạc yêu thích và thực sự lắng nghe mà không làm điều gì khác, chúng ta thấy cuộc đời này thật có giá trị biết bao!
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì yếu tố con người lại càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực cho từng cá nhân, giúp họ hoà nhập với cuộc sống xã hội.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững. Cái nền không cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học như Bác Hồ đã ví như búp trên cành cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Ở đâu đó, vẫn có người cho rằng dạy trẻ tiểu học không khó. Đa phần, trong đó có tôi lại nghĩ khác: Dạy tiểu học không dễ song vô cùng lí thú. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi chọn dạy trẻ ở cấp học này. Trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục tiểu học ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về phương pháp dạy học, .v.v. Đây là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn m nhạc là phân môn nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc. Môn m nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan tâm.Vì qua tiết học, nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ thể, môn m nhạc cũng vậy.
Giáo dục phát huy năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua việc kích thích tiềm năng nghệ thuật tiềm ẩn trong mỗi em, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mỹ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu riêng của mình.
Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người. Và qua các tiết dạy và học môn m nhạc, giáo viên phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân mình mà phát huy.
Trong bài viết này, tôi xin ghi lại kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc”
2. THỰC TRẠNG & NGUYÊN NH N
Qua qua trình dạy học và tiếp xúc với HS, tôi nhận thấy:
– Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.
Một tiết học âm nhạc học sinh lớp 3 tại phòng chuyên biệt.
– Nhà trường có Phòng dậy chuyên biệt, có đủ đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy m nhạc: Đàn phím điện tử, thanh phách, trống, máy chiếu, loa đài v.v.v
– Học sinh ở trung tâm thành phố nên việc tiếp cận thông tin đại chúng được cập nhật nhanh.
– Môn học m Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế, nên khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ.
– Còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát. Còn gò bó khi biểu diễn trước lớp.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy và việc đúc kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy ở các lớp được phân công.
Việc phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh trường tiểu học Phương Liệt.
Từ thực tiễn và lý luận nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho học sinh trường tiểu học Phương Liệt chúng tôi hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
– Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp.
– Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của giáo viên trong tiết dạy để có những giải pháp phù hợp.
– Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn âm nhạc cho học sinh trường tiểu học Phương Liệt.
Do khuôn khổ và yêu cầu của đề tài ghi lại kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi tập trung vào nghiên cứu việc Nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc.
4 .ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Giáo viên giảng dạy môn m nhạc và học sinh ở trường tiểu học Phương Liệt – Thanh xuân – Hà Nội.
– Nghiên cứu về chương trình giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1,2,3,4,5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Các hình thức tổ chức lớp học âm nhạc ở trường tiểu học Phương Liệt .
– Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc của học sinh trường tiểu học Phương Liệt – Thanh xuân – Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực tế chương trình dạy và học cũng như các hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học Phương Liệt trong năm học ………..
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
– Làm rõ một số cơ sở lý luận như vai trò của âm nhạc trong đời sống con người nói chung, đối với học sinh bậc tiểu học nói riêng, sơ lược về nội dung chương trình âm nhạc bậc tiểu học, một số yêu cầu nhiệm vụ dạy học âm nhạc bậc tiểu học.
– Góp phần cải tiến một số nội dung, phương pháp giảng dạy âm nhạc tại trường tiểu học Phương Liệt.
– Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc ở trường tiểu học Phương Liệt
– Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo với những người quan tâm đến giáo dục âm nhạc ở bậc tiểu học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thực nghiệm. Trong từng phần, chương, mục của đè tài, các phương pháp được chúng tôi vận dụng một cách hài hòa nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Tôi có kế hoạch nghiên cứu trong năm học ………..
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
a. Vai trò của âm nhạc với giáo dục tiểu học.
Giáo dục âm nhạc không chỉ đóng vai trò chức năng giáo dục thẩm mỹ, mà còn thể hiện rõ chức năng giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, giáo dục nhân cách học sinh.
m nhạc đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, đặc biệt có tác dụng nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống, luân lý đạo đức.
m nhạc còn có tác động tích cực đến trí thông minh của trẻ, việc cho trẻ học một loại nhạc cụ cũng sẽ tác động đến suy nghĩ về không gian lẫn thời gian một cách hoàn hảo hơn, nhất là bộ môn toán học.
b. m nhạc với việc giáo dục đạo đức.
m nhạc đã tác động rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ, thông qua âm nhạc trẻ biết những gì nên và không nên…Qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan – hư, tốt – xấu…). m nhạc góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
c. m nhạc bồi dưỡng tố chất thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ cho tất cả các em học sinh thông qua âm nhạc, nhằm phát triển khả năng lĩnh hội, cảm thụ, hiểu biết về cái đẹp, nhận biết được cái hay, cái dở và sự sáng tạo trong âm nhạc mà các em được tiếp xúc, trực tiếp thể hiện những trạng thái cảm xúc thông qua từng bài hát, từng tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dìu dắt đến những hình tượng sống động của cuộc sống, giúp các em có sự liên tưởng tốt, khi nghe một bài hát có nhịp điệu khoẻ khoắn, sẽ gợi trong các em một niềm vui, sự tin tưởng, hào hứng, phấn khởi hay những bài hát ru gợi lên tình cảm dịu dàng, sâu lắng, đằm thắm…
Điểm qua chương trình môn m nhạc ở bậc tiểu học.
Trong chương trình môn âm nhạc ở bậc tiểu học được triển khai từ lớp 1 đến lớp 5, một tuần các em được học một tiết, một năm học 35 tuần tương đương với 35 tiết. Để phù hợp với lứa tuổi cũng như trình độ và đặc điểm nhận thức, cấu trúc chương trình học được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chương trình cho các lớp 1, lớp 2, lớp 3.
Ở các lớp này, âm nhạc sẽ cung cấp những kiến thức đầu tiên về học hát, bước đầu hình thành các kỹ năng cần thiết để các em hoàn thành được các bài hát theo chương trình. Thông qua môn học hát giáo dục cho các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp vào sinh hoạt và học tập hàng ngày. Giai đoạn này các em sẽ học hát là chính, ngoài ra, còn được bổ sung các kiến thức âm nhạc thông qua phần “Phát triển khả năng âm nhạc”.
Chương trình học hát lớp 1, 2, 3
Lớp 1,2,3 chương trình môn âm nhạc gồm có 2 phần: phần học hát và phần phát triển khả năng âm nhạc.
Phần học hát
Mục đích chủ yếu của môn âm nhạc này là cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản, rèn luyện một số kỹ năng bước đầu về ca hát, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, giúp các em biết sơ lược về một số nhạc sĩ trong và ngoài nước
Phần phát triển khả năng âm nhạc
Phần này không có trong chương trình bắt buộc nhưng theo giáo viên có thể dạy theo các yêu cầu trong sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn âm nhạc ở tiểu học do bộ GD&ĐT ban hành.
Giai đoạn 2: Chương trình dành cho các lớp 4, lớp 5.
Các em ở lớp 4, lớp 5 ngoài phân môn học hát, được học thêm 2 phân môn đó là phân môn phát triển khả năng âm nhạc và phân môn tập đọc nhạc. Mục tiêu của môn âm nhạc ở giai đoạn này là hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho các em, bước đầu làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng nhằm tạo cho các em hứng thú, vui vẻ khi học hát, nghe ca nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú .
Chương trình bộ môn âm nhạc lớp 4,5 ở giai đoạn này gồm có 3 phân môn: phân môn học hát, phân môn TĐN, phân môn phát triển khả năng âm nhạc.
Phân môn học hát
Phần học hát ở giai đoạn này được rút ngắn hơn giai đoạn 1. Trong chương trình SGK, các bài hát ở giai đoạn 1 có 11 – 12 bài hát, các bài hát ở giai đoạn 2 có 10 bài hát. Nội dung chương trình giai đoạn 2 nhiều hơn giai đoạn 1 cho nên phần học hát các bài ca khúc thiếu nhi được giảm bớt.
Phân môn tập đọc nhạc
Trong chương trình phân môn tập đọc nhạc ở tiểu học do bộ GD&ĐT ban hành, phân môn TĐN chỉ áp dụng cho lớp 4, lớp 5. ở lớp 3 các em cũng đã được làm quen với nốt nhạc thông qua trò chơi, nhưng giáo viên chưa đi sâu vào giảng dạy. Đối với lớp 4 khi học các bài TĐN, đây là bước đầu tiên để các em tiếp cận và thực hiện bộ môn này.
Phân môn phát triển khả năng âm nhạc
Các chương trình phân môn phát triển khả năng âm nhạc tiểu học do bộ GD&ĐT ban hành, phân môn phát triển khả năng âm nhạc chỉ áp dụng từ lớp 4 trở lên, bao gồm kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc, giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc giúp các em hiểu rõ hơn nền âm nhạc dân tộc và phát triển khả năng âm nhạc của các em.
1.2. Một số nhận xét về chương trình âm nhạc
1.2.1.Phân môn học hát.
Chương trình phân môn học hát thông qua bộ sách giáo khoa âm nhạc tiểu học, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của môn học, trang bị cho các em vốn kiến thức nhất định.
1.2.2. Phân môn tập đọc nhạc.
Kiến thức phân môn TĐN được trang bị rất cơ bản, các đơn vị sắp xếp khoa học, giai điệu và lời ca dễ nhớ, tương đối phù hợp với nhận thức ở độ tuổi các em.
1.2.3.Phân môn phát triển khả năng âm nhạc.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy chương trình dạy học âm nhạc tiểu học do bộ GD&ĐT ban hành nói chung phù hợp với lứa tuổi học sinh. Mặc dù còn một số điều chưa hợp lý nhưng chúng tôi tin rằng trong những lần chỉnh lý, bổ sung sau này các tác giả biên soạn sẽ có những chương trình hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]