SKKN Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7
- Mã tài liệu: BM7030 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1862 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Để thiết kế phiếu học tập khoa học và hợp lí cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thiết kế phiếu học tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học và trình độ học sinh;
+ Thiết kế phiếu học tập phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và thẩm mỹ;
+ Thiết kế phiếu học tập phải kết hợp với các phương tiện dạy học khác (PowerPoint);
+ Thiết kế phiếu học tập phải thể hiện rõ các phương pháp làm việc của học sinh, phải đảm bảo cho học sinh làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng là dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, khả năng tư duy logic, phán đoán, kĩ năng giải quyết vấn đề, phân loại và khái quát hóa kiến thức… chứ không phải chỉ dạy học truyền thụ kiến thức. Thông qua kiến thức môn học giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, kĩ năng thuyết trình, tích cực, tự giác trong học tập.
Trong đổi mới chương trình hiện nay, có đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đạt hiệu quả thì nhất thiết phải đổi mới phương tiện dạy học, phải tìm ra những công cụ dạy học thích hợp. Trong các phương tiện, công cụ dạy học thì phiếu học tập là một phương tiện rất cần thiết và quan trọng đối với nhiều bài học. Bởi vì khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải tích cực tìm tòi, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cũng như khả năng khái quát hóa kiến thức.
Chương trình Lịch sử 7 cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức tương đối lớn, gồm lịch sử thế giới trung đại và Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Phần này kiến thức nhiều, đặc biệt là phần Lịch sử Việt Nam, vì thế để nắm vững phần này đòi hỏi các em phải có khả năng phân tích, khái quát cao. Đối với các em học sinh lớp 7 để hiểu và khái quát kiến thức trên một cách hiệu quả trong học tập nhất là trong các tiết ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 45 phút hoặc kiểm tra học kì là một vấn đề khó khăn. Bởi trong thời gian một tiết học nhưng khối lượng kiến thức cần ôn tập là rất lớn, do đó người giáo viên cần có các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, cần đầu tư thời gian công sức suy nghĩ cách dạy làm sao cho hiệu quả để giúp học sinh vừa phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập để nắm kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành vừa có kĩ năng khái quát hóa, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong bài ôn tập.
Trong thực tế giảng dạy Lịch sử hiện nay, đã có nhiều giáo viên sử dụng phiếu học tập trong các giờ dạy phối hợp với các phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên sử dung phiếu học tập chưa thật hiệu quả, chưa linh hoạt đối với từng dạng bài khác nhau. Nhất là các bài ôn tập với khối lượng kiến thức lớn, thời gian ôn tập không nhiều đa số giáo viên ra cho học sinh một số câu hỏi ôn tập, yêu cầu các em tự nghiên cứu để làm vào vở vì vậy mà hiệu quả chưa cao, nhất là khi đề kiểm tra với các câu hỏi mang tính khái quát, có mối liên hệ, khái quát cao. Cũng vì thế mà nhiều học sinh xem nhẹ tiết ôn tập, hoặc chỉ chờ thầy cô giáo giới hạn nội dung kiểm tra chứ không phải là một tiết học thực thụ.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy Lịch sử của bản thân trường mình đang công tác, cùng với việc dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp, tôi chọn đề tài này với mong muốn góp một phần kinh nghiệm ít ỏi của mình nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới phương pháp dạy học nhất là trong việc sử dụng phiếu học tập đối với các bài ôn tập Lịch sử. Với các dạng phiếu khác nhau, cách thức vận dụng phiếu phù hợp, linh hoạt với nội dung bài ôn tập thì không chỉ bộ môn Lịch sử áp dụng được mà các bộ môn khác cũng có thể vận dụng để giảng dạy tốt. Từ những lí do đó, tôi xin đưa ra một số: “Kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Điền Trung – Bá Thước”.
1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
– Mục đích:
Kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích xây dựng các dạng phiếu học tập trên PowerPoint, cách sử dụng phiếu học tập đối với các nội dung bài ôn tập, nhằm tạo ra sự hứng thú trong các giờ ôn tập cho học sinh, phát huy khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức của học sinh. Góp phần nâng cao khả năng sáng tạo và sử sụng phiếu học tập linh hoạt có hiệu quả của giáo viên Lịch sử nói riêng và giáo viên các môn học khác nói chung.
Cho học sinh sử dụng phiếu để tự hình thành kỹ năng, phương pháp học tập môn Lịch sử cũng như môn học khác trong suốt quá trình học tập.
– Đối tượng:
+ Là học sinh khối lớp 7 trường THCS Điền Trung – Bá Thước, năm học ………..
– Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các cơ sở lý luận của phiếu học tập.
+ Xây dựng phiếu học tập trên PowerPoint và cách sử dụng phiếu học tập của học sinh trong các bài ôn tập.
+ Áp dụng vào một bài ôn tập cụ thể.
1.3. Phạm vi và giá trị sử dụng.
– Phạm vi nghiên cứu:
Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học các dạng bài ôn tập lịch sử khối lớp 7. Tuy nhiên trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm của bản thân để dạy tiết 31 – Bài 17. Ôn tập chương II và III.
– Giá trị sử dụng:
Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc thực hiện việc xây dựng, sử dụng phiếu học tập giành cho tiết ôn tập môn lịch sử;
Có thể cho học sinh nghiên cứu để tự hình thành kỹ năng, phương pháp học tập môn Lịch sử cũng như môn học khác trong suốt quá trình học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm;
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy;
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh;
+ Phương pháp điều tra tổng hợp.
– Một số phương pháp dạy học hiện đại (thiết kế trên PowerPoint) kết hợp với phiếu học tập sử dụng cho học sinh trong các tiết dạy;
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
– Phiếu học tập:
+ Khái niệm về phiếu học tập:
Theo tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành: “Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh”.
+ Vai trò phiếu học tập:
Cũng theo tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành: “Phiếu học tập có ưu thế hơn câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thỏa mãn nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng. Ta có thể thay bằng bảng có các tiêu chí thuộc các cột, các hàng khác nhau. Học sinh căn cứ vào tiêu chí ở cột và hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp. Như vậy, giá trị lớn nhất của phiếu học tập là với nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn”.
+ Phân loại phiếu học tập:
Trong chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học học sinh ở trường trung học cơ sở thì tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành phân loại phiếu học tập thành hai loại:
Dựa vào mục đích sử dụng phiếu, có thể xếp thành: phiếu học, phiếu củng cố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra.
Dựa vào nội dung được trình bày trong phiếu học tập, có thể có các kiểu phiếu khác nhau như: phiếu thông tin (nội dung gồm những thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho kiến thức cơ bản của bài), phiếu bài tập (nội dung gồm các bài tập), phiếu yêu cầu (nội dung gồm các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết), phiếu thực hành (nội dung gồm những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng)…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
– Đối với giáo viên:
Các tiết ôn tập môn Lịch sử có một vai trò quan trọng vì vừa phải hệ thống lại kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng, đồng thời thông qua bài ôn tập giúp giáo viên đánh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]