SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương Quang học – Vật lí 7
- Mã tài liệu: BM7175 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1862 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Ngọc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Ngọc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương Quang học – Vật lí 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo cho một tiết dạy học tích hợp.
2. Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy học tích hợp.
3. Dạy học tích hợp trong các bài cụ thể.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học của nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ phát triển các năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, hải đảo; giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng,….
Trong số các môn học ở trường THCS, môn vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh. Là giáo viên dạy bộ môn vật lí, tôi luôn trăn trở làm thế nào để vừa dạy học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn học khác cho học sinh.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi quyết định viết sáng kiến “Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương quang học – Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn”
- Mục đích nghiên cứu
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật lý và thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật lý và lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm. Để góp phần khắc phục hạn chế đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như: Ngữ Văn, Lịch sử, Sinh học, Địa lí, GDCD, … như vậy học sinh thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn.
- Đối tượng nghiên cứu
– Chương trình vật lý lớp 7 phần quang học
– Các em học sinh khối 7 trường THCS Nga Thanh
- Phương pháp nghiên cứu
– Phươngpháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm
– Phương pháp điều tra thực tiễn
– Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục và Đào tạo về tích hợp.
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định rõ một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp dưới…”.
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụng vào năm ……….) do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Như vậy, nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả các bài dạy học theo hướng tích hợp ở thời điểm hiện nay chính là bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn để rút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chương trình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn.
1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức kĩ năng mới; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Bàn đến tích hợp là bàn đến vấn đề nội dung chứ không phải là phương pháp dạy học, người tổ chức phải vận dụng được các phương pháp dạy học tối ưu để có thể chuyển tải hết các nội dung cần thiết.
Tích hợp có thể được vận dụng ở nhiều môn học, nhiều nội dung trong một môn học và lồng ghép các nội dung cần thiết vào một môn học. Tích hợp có thể tiến hành ở các cấp độ khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ.
* Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng.
Giúp cho học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
Quan tân đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp học sinh xác định mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
* Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
Lấy học sinh làm trung tâm.
Định hướng, phân hóa năng lực cho học sinh.
Dạy và học các năng lực thực tiễn.
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đặc trưng môn Vật lí
Vật lí là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm; là môn khoa học của các hiện tượng tự nhiên. Kiến thức của môn vật lí gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội,.…Trong dạy học môn vật lí có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, giáo dục kĩ năng sống…. đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên,…Trong chương trình vật lí ở trường THCS, học sinh dễ dàng sử dụng kiến thức ở nhiều môn học liên quan để giải quyết một số vấn đề như: Tích hợp kiến thức môn toán để hình thành kĩ năng tính toán, xử lí số liệu; môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về các nhà vật lí lỗi lạc, quá trình phát triển công nghệ kĩ thuật; môn Địa lí để hiểu về các vấn đề địa hình, khí hậu giúp học sinh dễ dàng biết được điều kiện thích hợp để thực hiện các dự án mang tính thực tế; môn Văn học để hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin học để mô hình hóa các quá
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]