SKKN Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn
- Mã tài liệu: BM6087 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 526 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Giang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Giang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Hiểu được giá trị của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3.2. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS
3.3. Ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS.
3.4. Vận dụng nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS
3.5. Những chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS
3.6. Áp dụng mức độ tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THCS
3.7. Những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn 6
3.8. Vận dụng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các văn bản lớp 6
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Với môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Do vậy môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt trong việc hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông; có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp; có tư duy sáng tạo và bước đầu cảm nhận được chân – thiện – mỹ trong nghệ thuật.
Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, môn văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế cuộc sống hơn. Cho nên vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Điều đó cũng thể hiện một cách rõ ràng sự tích cực và nghiêm túc của mỗi giáo viên trong việc tham gia hưởng ứng cuộc vận động manh tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trong và sâu sắc này. Bởi như chúng ta đều biết: “Mỗi bài nói, bài viết, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời”. ( Tài liệu phục vụ cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2007). Đặc biệt trong phiên họp lần thứ 24 tại Pari, tổ chức UNESCO đã tôn vinh: Hồ Chí Minh là một vị anh hùng giải phóng dân tộc và là một danh nhân văn hóa thế giới .
Trực tiếp giảng dạy và phụ trách chuyên môn Trường THCS Nga Trung, tôi thấy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học ở trường phổ thông góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho các em học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội, trong đó bộ môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng.
- 2. Cơ sở thực tiễn
Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do tác động của xã hội trong cơ chế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay.
Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết, là cấp bách bởi mục tiêu môn học chứa nội dung giáo dục nhân cách con người. Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo con người của xã hội Việt Nam hiện đại .
Hơn nữa học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp. Học sinh còn mới bước vào THCS chưa hình thành rõ nhân cách. Nên việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh là điều rất cần thiết.
Chính vì vậy, tôi chọn nội dung “Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn 6 Trường THCS Nga Trung” để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN: “Kinh nghiệm tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn 6 Trường THCS Nga Trung” được vận dụng trong giảng dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn 6 nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu đối với Bác Hồ kính yêu…
Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thực hành giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Ngoài ra, còn có mục đích mong muốn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong giảng dạy theo hướng đổi mới: tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay.
Từ đó, chúng ta đã tìm tòi nghiên cứu, áp dụng và đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các văn bản trong nhà trường THCS nói riêng và các tác phẩm văn thơ trong nước và ngoài nước nói chung. Góp phần mang lại cho chúng tôi hiệu quả cao trong việc “Nâng cao chất lượng dạy-học” và phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt – Học tốt” của ngành. Giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế để có thể giải quyết các tình huống ngoài ý muốn một cách thuận lợi theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
- ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu SKKN: Tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn Lớp 6 trường THCS Nga Trung năm học ……………. (đến tháng ………….).
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy và các tài liệu về tấm gương đạo đức của Bác.
4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
Khảo sát đầu năm, điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa.
4.3. Phương pháp đàm thoại, thuyết trình
Đàm thoại, thuyết trình trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ.
4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá
Sau mỗi giờ học có kiểm tra đánh giá kết quả một cách nhẹ nhàng, trung thực. Sau tiết kiểm tra có đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể, động viên những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. Giáo viên rút kinh nghiệm cho giờ giảng, bài giảng sau được tốt hơn và hình thức kiểm tra sát hơn, thiết thực hơn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ngữ văn là 1 môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Chính vì thấy được tầm quan trọng trong việc dạy và học môn ngữ văn nói chung và môn ngữ văn cấp THCS nói riêng đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]