SKKN Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4128 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2468 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Biện pháp 2: Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBQL, GV các nhà trường trên địa bàn huyện.
Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động học và lồng ghép qua hoạt động khác.
Biện pháp 4: Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua hoạt động vui chơi.
Biện pháp 5: Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi.
Biện pháp 6: Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh.
Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | TRANG |
MỤC LỤC | ||
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1. | Lý do chọn đề tài | |
1.2. | Mục đích nghiên cứu | |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu | |
2. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. | Cơ sở lý luận | |
2.2. | Thực trạng của vấn đề. | |
2.2.1. | Thực trạng chung | |
2.2.2. | Thuận lợi | |
2.2.3. | Khó khăn | |
2.2.4. | Khảo sát chất lượng đầu năm học | |
2.3. | Các biện pháp thực hiện | |
2.3.1. | Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo | |
2.3.2. | Biện pháp 2: Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBQL, GV các nhà trường trên địa bàn huyện. | |
2.3.3. | Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động học và lồng ghép qua hoạt động khác. | |
2.3.4. | Biện pháp 4: Giáo dục thói quen vệ sinh thông qua hoạt động vui chơi. | |
2.3.5. | Biện pháp 5: Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi. | |
2.3.6. | Biện pháp 6: Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh. | |
2.3.7. | Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá. | |
2.4. | 4. Kết quả đạt được: | |
3. | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. | Kết luận | |
3.2. | Kiển nghị | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | ||
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI | ||
HÌNH ẢNH MINH HỌA SKKN |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ngày càng được quan tâm chú trọng. Bởi giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mần non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục các bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt ”{7}.
Năm học ………..ngành Giáo dục huyện Đông Sơn tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phương hướng chung của giáo dục mầm non năm học ………..là tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được coi là cơ hội, mà những người làm công tác giáo dục tạo ra cơ hội cho trẻ phát triển một cách hợp lý giữa việc chăm sóc và giáo dục trẻ {1}. Vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Thực tế hiện nay, sức khỏe, sự an toàn của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chủ quan đến khách quan đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức, hành vi tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Những kiến thức đó cần được học từ tuổi mầm non thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng từ những việc đơn giản nhất như: Thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, kỹ năng sống… Qua đó tạo cơ hội cho trẻ sống và phát triển một cách khỏe mạnh về trí tuệ, thể chất.
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non hệ thần kinh nói riêng, các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Do vậy, khả năng hoạt động của hệ thần kinh trẻ còn kém. Những tác động của môi trường bên ngoài không thích hợp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh ở trẻ, làm kìm hãm sự phát triển hoặc làm rối loạn chức năng của nó. Mặt khác do kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, cho nên trẻ cần được giáo dục, rèn luyện thói quen vệ sinh, để trẻ thích nghi với môi trường và phù hợp với lứa tuổi {7}.
Trẻ lứa tuổi mầm non khi bắt đầu làm quen với trường lớp do chuyển từ môi trường gia đình sang môi trường tập thể vì thế đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng nhất định để hòa nhập. Phần lớn trẻ đến trường thiếu thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân như: Chải răng, rửa tay, rửa mặt… như thế nào cho sạch và đúng cách. Chính vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ngay từ khi trẻ còn bé là điều vô cùng quan trọng. Song có nhiều phụ huynh lại cho rằng trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được, nên trẻ cần sự bao bọc của người lớn, điều đó hoàn toàn sai lầm.
Trước thực trạng trên, ngoài việc chăm sóc giáo dục trường mầm non cần tập trung vào việc giáo dục, rèn luyện, hình thành những thói quen, kỹ năng vệ sinh cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Với vai trò là người quản lý, tôi luôn suy nghĩ những biện pháp chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện về giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh thường xuyên? Để phụ huynh hiểu được trẻ mầm non cần phải giáo dục vệ sinh ngay từ khi đến trường lớp mầm non. Vì thế tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non, nhằm tìm ra những biện pháp giáo dục tốt nhất, giúp trẻ có những kỹ năng, thói quen vệ sinh. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp khái quát hóa
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra; quann sát
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
+ Phương pháp nêu gương
+ Phương pháp thực nghiệm sự phạm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp thống kê
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Vệ sinh có thể hiểu là các thao tác, liên quan đến việc duy trì sức khỏe và sự sống được áp dụng để giảm tỷ lệ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Thói quen vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi đứa trẻ cần phải có một quá trình tập luyện {2}.
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong
những nhiệm vụ giáo dục quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]