SKKN Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2
- Mã tài liệu: BM2021 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 904 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin.
2.3.2. Nghiên cứu chương trình và hệ thống các bài học, lựa chọn ứng dụng CNTT phù hợp.
2.3.3. Sử dụng có hiệu quả bài giảng điện tử trong các tiết dạy
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Nó được xem là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Tập đọc là phân môn hết sức quan trọng. Phân môn Tập đọc như một chiếc chìa khóa đầu tiên
giúp các em học sinh bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại. Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ năng cơ bản mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết, chính tả, tập làm văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Tập đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc là đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em sẽ hiểu được nội dung của bài tập đọc một cách sâu sắc. Và tiếp thu được môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về phân môn tập đọc ở góc độ nào cũng có
ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3].
Giáo viên đã nhận thức được việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. CNTT có tác dụng mạnh mẽ giúp cho việc dạy và học linh hoạt và sinh động. Nó còn giúp cho học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn. Trong các môn học ở tiểu học môn học nào cũng có thể sử dụng Ứng dụng CNTT vào dạy học. Với phân môn tập đọc tôi thấy là rất cần thiết. Bởi vì môn học này chứa đựng một số kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh hoạ để giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Ngoài ra còn tạo cho tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH. Và môn tập đọc là môn học mà xưa nay giáo viên ít quan tâm đến ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Vì vậy chất lượng giờ dạy các bài tập đọc hiệu quả chưa cao. Học sinh tiếp thu bài còn chậm, chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó có trong bài và chưa nắm được nội dung của bài tập đọc.
Đối với học sinh lớp 2 còn nhỏ chủ yếu nhận thức bằng trược quan, bằng những hình ảnh cụ thể. Nên việc dạy tập đọc có kênh hình giúp học sinh hiểu rõ nội dung, từ ngữ bài học sâu sắc. Ngoài ra còn tạo hứng thú học tập để giờ học nhẹ nhàng lôi cuốn hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn để nghiên cứu đưa ra “Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh”. Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc nói riêng và dạy học môn Tiếng việt ở lớp 2 nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn tập đọc lớp 2 của trường tiểu học Nga Lĩnh để tìm ra các biện pháp dạy và học phân môn tập đọc lớp 2 đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Lý luận về dạy và học phân môn tập đọc.
– Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy môn tập đọc nói chung và dạy tập đọc lớp 2 nói riêng.
– Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu nói về dạy phân môn tập đọc.
– Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng thực tế trên các tiết học và thông qua bài khảo sát về phân môn tập đọc của học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga Lĩnh.
– Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại số học sinh theo một số kỹ năng đối với phân môn tập đọc.
– Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễn dạy học Ứng dụng CNTT đối với môn tập đọc lớp 2. Tổng hợp kết quả khảo sát phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh trước và sau khi thực hiện đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh để rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc để học, giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời, nó là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Chính vì vậy trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này, đó là hình thành năng lực đọc cho học sinh gồm có đọc lưu loát và hiểu văn bản.
Đối với ngành giáo dục Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục đào tạo tiếp tục chỉ đạo “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học”. Vì thế việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn.
+Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo” [1].
+Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập…” [2].
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến thức, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên
Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn chiếu…và được giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học từ nhiều năm qua.
Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính và biết ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên giáo viên còn chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT và dạy học nên việc đầu tư để có một bài giảng điện tử hay chưa nhiều. Một số giáo viên đã tải các bài giảng điện tử trên mạng Internet về tham khảo nhưng chưa chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của lớp mình.
Trong quá trình dạy giáo viên còn lạm dụng CNTT, trình chiếu quá nhiều Slide kế cả kênh chữ và kênh hình khi không cần thiết. Điều đó làm cho học sinh chỉ chăm chú nhìn trên màn hình mà không tập trung làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học “thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo tình huống có vấn đề… cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên chưa coi trọng việc ứng dung CNTT vào dạy học môn tập đọc cho rằng đối với môn tập đọc không cần thiết mà chỉ cần cho học sinh đọc bài là được.
Giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Bởi vì để tạo được những hình ảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà giáo viên rất ái ngại. Chính vì thế giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy thông thường.
2.2.2. Về phía học sinh.
– Các em đã được tiếp xúc với các môn học qua việc ứng dụng CNTT trong giờ học. Tuy nhiên đối với phân môn tập đọc việc ứng dụng CNTT trong tiết học chưa được nhiều, bởi vì học sinh lớp 2 vừa mới từ lớp 1 lên nên đôi khi chưa tập trung đang sao nhãng bởi yếu tố khách quan. Bên cạnh đó còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]