SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7
- Mã tài liệu: BM7029 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 921 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tây Tựu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Tây Tựu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa bằng cách kể chuyện lịch sử trong giờ dạy.
2. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa bằng cách cung cấp thêm tư liệu lịch sử cho học sinh.
3. Kết hợp bổ sung tư liệu lịch sử với sử dụng hình ảnh, lược đồ
Mô tả sản phẩm
ĐỀ TÀI
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HIỂU ĐÚNG VỀ CÔNG LAO CỦA CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Ở LỚP 7
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề đang học.
Trong nội dung kiến thức của môn lịch sử ở Trung học cơ sở nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng do hạn chế về tầm nhìn, về quan điểm nên có một số nội dung không còn phù hợp với cách nhìn nhận khách quan lịch sử hiện nay, trong đó có những nội dung đánh giá về thời Nguyễn (bao gồm cả thời các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn) trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Từ trước đến nay đa số các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử, kể cả Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử cấp Trung học cơ sở, phần viết về chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, phản động như là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ triều đình bán nước”, hoặc nhấn mạnh tới những chính sách tiêu cực trong nội trị, ngoại giao qua đó khẳng định “ đây là triều đình đối lập với nhân dân”. Do vậy tạo ra một cách đánh giá thiên lệch, không khách quan, bất công đối với chính quyền Họ Nguyễn, làm vô tình tạo ra những suy nghĩ ác cảm của học sinh khi nhắc đến triều đại này.
Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử ở cấp Trung học cơ sở nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng. Tôi đã nghiên cứu, tham khảo các tài liệu Lịch sử Việt Nam cận đại, các tài liệu về biển đảo Việt Nam, thì thấy thời gian gần đây các nhà khoa học lịch sử đã có cái nhìn khách quan hơn, công tâm hơn khi nói đến những đóng góp tích cực của chính quyền Họ Nguyễn trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Ở bậc học phổ thông, những đóng góp tích cực của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước cũng đã được đưa vào sách giáo khoa lịch sử lớp 7 Mô hình trường học mới để giảng dạy.
Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh trước đây, tôi thấy mình và một số đồng nghiệp đã có một thời gian mắc sai lầm khi định hướng cho học sinh đánh giá về nhà Nguyễn đó là: nhận xét, đánh giá vẫn còn cảm tính, thiên lệch, chưa thực khách quan. Do vậy trong những năm học gần đây tôi đã mạnh dạn thay đổi cách dạy của mình đối với những nội dung lịch sử nói về nhà Nguyễn, nhằm giúp học sinh lý giải được vấn đề: Công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với việc mở mang lãnh thổ đất nước về phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta là không thể phủ nhận. Hy vọng qua việc làm nhỏ này, tôi sẽ đóng góp thêm một tiếng nói khách quan hơn về thời Nguyễn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và trình bày ra đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu
Thông qua việc bổ sung thêm một số kiến thức về các chính sách của nhà Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX như: Chính sách di dân; Các chính sách phát triển nông – ngư nghiệp; Chính sách về an ninh quốc phòng; Xác lập chủ quyền lãnh thổ và biển đảo…vào giảng dạy lịch sử lớp 7, để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những đóng góp, vai trò của nhà Nguyễn trong việc mở mang, củng cố lãnh thổ về phía Nam, xác lập chủ quyền hải đảo của đất nước.
Qua đề tài này tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy những nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ở cấp Trung học cơ sở. Nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục đức tính công bằng, khách quan cho học sinh, tăng hiệu quả giáo dục của môn lịch sử. Đồng thời góp phần giúp các em có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự lựa chọn đúng đắn trong tương lai.
- Nhiệm vụ của đề tài
Giáo viên bổ sung thêm một số kiến thức lịch sử về thời Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, ngoài sách giáo khoa lịch sử lớp 7 vào giảng dạy, trong chương trình chính khóa. Nhằm giúp học sinh có thêm thông tin để có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về mặt tích cực và hạn chế của chính quyền Họ Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Qua việc làm trên cũng góp phần khắc phục xu hướng “ tô hồng’ hoặc “ bôi đen” trong giảng dạy lịch sử của một bộ phận giáo viên lịch sử cấp Trung học cơ sở hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp lồng ghép, bổ sung thêm kiến thức lịch sử ngoài sách giáo khoa, vào việc giảng dạy chương trình chính khóa phần nội dung Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử cấp Trung học cơ sở.
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh.
Thời gian: Năm học: ……….; Năm học: ……….; nửa đầu năm học ………..
- Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Căn cứ vào các nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử cấp Trung học cơ sở đã được tập huấn: Dạy học lịch sử thông qua các hoạt động của học sinh. Tài liệu lịch sử Việt Nam cận đại, Một số cuốn sách, bài viết của các học giả viết về thời Nguyễn…vv Từ đó rút ra cách làm cho học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền Họ Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Giáo viên thu thập và cung cấp cho học sinh các thông tin lịch sử ngoài sách giáo khoa bằng nhiều cách như: Kể chuyện lịch sử, trích đọc tài liệu , quan sát hình ảnh, qua đó hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận rút ra nhận xét, đánh giá về những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn qua các tiết học.
– Giáo viên khảo nghiệm lại bằng cách lồng ghép nội dung nói trên vào đề bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Thống kê kết quả làm bài kiểm tra của học sinh qua từng năm học để đánh giá, rút ra kết luận về tính hiệu quả của đề tài.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Công cuộc mở mang lãnh thổ của người Việt chủ yếu là mở rộng về phía nam hay còn gọi là Nam tiến là quá trình đánh trả, ngăn chặn rồi lấn lướt những chính quyền hiếu chiến ở phía Nam. Đồng thời cũng được thi hành ôn hòa qua kế hoạch dinh điền, mở mang khai phá đất đai bị bỏ hoang ở biên trấn, sống hòa lẫn cùng dân bản địa, vừa canh chừng giặc, vừa sản xuất lương thực theo đường lối “ngụ binh ư nông” mà Đại Việt đã khôn ngoan áp dụng từ khi thu hồi được độc lập. Công cuộc này được mở màn từ thời Tiền Lê ở thế kỷ X, quyết liệt trong thời Lý, tương đối hòa bình trong thời Trần, vừa đánh, vừa lấn vừa đàm ở thời Hồ, thời Hậu Lê đối với Champa. Đặc biệt là thời các chúa Nguyễn, rồi đến triều Nguyễn, là thời kỳ mà việc mở mang lãnh thổ về phía Nam, xác lập chủ quyền biển đảo được tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả hơn cả, điều đó đã giúp tạo nên một đất nước Việt Nam như ngày nay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]