SKKN Luyện kỹ năng nói cho học sinh Lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
- Mã tài liệu: BM6116 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1317 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thạch Định |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thạch Định |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Luyện kỹ năng nói cho học sinh Lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I/ Tiến hành nghiên cứu các phương pháp dạy nói
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
– Phương pháp phân tích tổng hợp
II/Tìm hiểu các phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có hiệu quả
III/ Xác định vai trò của giáo viên khi luyện nói cho học sinh
IV/ Tổ chức các hoạt động luyện nói qua các hình thức hoạt động cặp nhóm
V / Áp dụng các phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp, nhóm
để luyện nói cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1// Đặt vấn đề:
Ngày nay môn Ngoại ngữ , đặc biệt là tiếng Anh đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.” Phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học tập, học sinh có động cơ học tập đúng đắn, tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân mình trong quá trình học tập , học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức chủ định. Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh trong việc học tập bộ môn ngoại ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận dụng để giao tiếp, biết cách làm việc theo cặp, nhóm hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập nói, viết ,biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết.
Việc tổ chức luyện tập thành cặp,nhóm không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho các em khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của luyện tập cặp nhóm là tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp. Do vậy, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên thực hiện trong khi giảng dạy.
Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp. Đặc biệt là giáo viên phải biết dựa vào chuẩn kiến thức của SGK và các phương tiện dạy học, biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học.
Qua quá trình dạy học bản thản tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực sự lấy học sinh làm trung tâm, phải biết vận dụng tối đa việc thực hành theo cặp, nhóm để luyện nói cho các em. Vậy làm thế nào để giúp học sinh nói tiếng Anh tốt ? Và học sinh có đủ tự tin nói tiếng Anh trong đời sống hàng ngày không ? Những câu hỏi này luôn luôn đặt trong tôi và từ đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài “Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học và mục đích cuối cùng là luyện cho các em học sinh có khả năng giao tiếp tốt.
2 / Mục đích đề tài:
Các em là đối tượng trung tâm, hướng dẫn các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời.Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu, kém nắm bẳt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp , nhóm giúp các em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả năng để bồi dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình.Đồng thời thực hành luyện nói theo cặp, nhóm giúp cho các em có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn và tự tin, những em học yếu có thể học được từ bạn, phương pháp tự học theo phương châm: “Học thầy không tầy học bạn” .Nhằm giúp các em cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn trong giờ học tiếng Anh. Các em chủ động rèn luyện năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong mọi tình huống được đặt ra, đặc biệt là việc rèn luyện cho học sinh bổn kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh trường THCS, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết đề tài này nhằm áp dụng cho bản thân và chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với các đồng nghiệp về các hình thức “Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” để góp phần nâng cao kiến thức và chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng môn tiếng Anh ở các khối lớp đặc biệt là các em lớp 6.
3/ Lịch sử đề tài:
Qua quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy rằng: Để việc dạy và học Tiếng Anh ở lớp 6 có hiệu quả, yếu tổ quan trọng nhất là lấy học sinh làm trung tâm, trong học tập các em phải biết vận dụng tối đa việc “Luyện nói qua hình thức thực hành theo cặp, nhóm” để giáo viên có thể chú ý đến nhiều đổi tượng học sinh nhất là một số em chưa biết cách học tiếng Anh, để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao cho tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh. Suy nghĩ trên đây là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh nói tiếng Anh tốt ? Và học sinh có đủ tự tin nói tiếng Anh trong đời sống hàng ngày không ? Những câu hỏi này luôn đặt trong đầu tôi và giúp tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu phương pháp cho phù hợp và mục đích cuối cùng giúp các em tiến tới khả năng giao tiếp tốt.
Bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng nói của các học sinh còn nhiều hạn chế.Do đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm từ bản thân và từ bạn đồng nghiệp, nghiên cứu thêm tài liệu tôi đã mạnh dạn làm đề tài “Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” và áp dụng vào chương trình dạy khối lớp mà mình phụ trách của trường Trung học Cơ Sở Võ Duy Dương mà tôi được phân công giảng dạy trong năm học ……….. nhằm giúp cho các em học sinh hứng thú, nâng cao hiệu quả giảng dạy của khối mình phụ trách.
4/ Phạm vi đề tài:
Qua hình thức luyện tập thành cặp,nhóm.Tuy nó không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho các em khả năng giao tiếp , trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là tạo cho học sinh những cơ hội luyện nói và giao tiếp thực tế trên đời sống hằng ngày của các em. Đối với các em học sinh lớp 6 kỹ năng nói được đưa vào kiểm tra thường xuyên nên tôi rât chú trọng vào nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả việc tổ chức luyện nói. Ngay từ đầu năm học, tôi được phân công dạy khối 6 và khối 9 ở trường THCS Võ Duy Dương.Tôi rất chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật trong tiết dạy , và thận trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó mới chọn cho mình một giải pháp thích hợp để giúp học sinh học tốt, nhằm phát triển đồng bộ bốn kỹ năng :Nghe- Nói- Đọc- Viết cho học sinh đặc biệt kỹ năng giao tiếp ở học sinh khối 6.Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi dạy và được áp dụng cụ thể là lớp 6ª6 và 6ª7 trường THCS Võ Duy Dương năm học …………
- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
A /Thực trạng đề tài:
Đa số học sinh cảm thấy tiếng Anh là một môn học khó, chưa thật sự đam mê và có hứng thú trong các tiết tiếng Anh, đặc biệt là tiết nghe và nói lại càng khó hơn.Trạng thái ban đầu khi mới nhận lớp, đa số các em có vẻ buồn chán và luôn thụ động, không tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên đề ra, có một số em không phát biểu hoặc thường xuyên không thuộc bài. Kết quả bài kiểm nói đầu tiên ở HKI tôi thu được kết quả như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]