SKKN Một biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 5-6 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 987
Lượt tải: 8
Số trang: 28
Tác giả: Hoàng Thị Oanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Bình An
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 28
Tác giả: Hoàng Thị Oanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Bình An
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo” triển khai các biện pháp như sau: 

– BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh
– BIỆN PHÁP 2: Tạo MT gần gũi với ND và bối cảnh tác phẩm
– BIỆN PHÁP 3: Sử dụng biện pháp ‘vết dầu loang
– BIỆN PHÁP 4: Sử dụng trò chơi ‘chiếc ghế kể chuyện

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

PHẦN I : MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………2

1.1. Lý do chọn đề tài………………………..……………….…………………2

1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………. ……….3

1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..3

1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..3

PHẦN II :  NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………….3  

I.Cơ sở lí luận của SKKN…………………………………………………………..3

  1. Khái niệm ngôn ngữ………………………………………………………………………….4
  2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi………………..4
  3. Vai trò của HĐKCST đối với việc phát triển ngôn ngữ…………………………5

II.Thực trạng……………………………………………………………………………………….6

  1. Thuận lợi ……………………………………………………………………………………..6
  2. Khó khăn ……………………………………………………………………………………..6 
  3. Kết quả khảo sát thực tế………………………………………………………………….7

III. Một số biện pháp  …………………………………………………………………………..7

-BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh……………7 

-BIỆN PHÁP 2: Tạo MT gần gũi với ND và bối cảnh tác phẩm………………..9

BIỆN PHÁP 3: Sử dụng biện pháp ‘vết dầu loang”………………..….………..11

BIỆN PHÁP 4: Sử dụng trò chơi ‘chiếc ghế kể chuyện”………………………..13

2.4.Hiệu quả của SKKN…………………………………………………………14

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………..17

 

                                                        

 

Phần I. MỞ ĐẦU

I : Lí do chọn đề tài.

  Việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một vần đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của bậc học mầm non là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bởi ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người, nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên, là tượng đài về giá trị của nền văn minh nhân loại. 

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm sống… Như K.Đ.Usinxki- Nhà giáo dục Nga vĩ đại đã nhận định rằng: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những trãi nghiệm của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước dầu có sự khái quát và đưa ra kết luận như: “chuối xanh thì chát còn chuối chín thì ngọt”, “bạn trai thì tóc ngắn, bạn gái thì tóc dài hơn”… vốn từ của trẻ ở giai đoạn này cũng khá phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi cảm và từ có nghĩa đối lập: bé xíu- to đùng, béo mẫm- gầy nhom, chua chua- ngọt ngọt… lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm, trẻ biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người “con không những thích ăn táo mà còn thích ăn lê”. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích sử dụng những từ mới được biết hoặc những từ do trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch… Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc, cách nói đúng nhữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo. Để san bằng sự khác biệt này theo tôi một trong những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất chính là dạy trẻ biết kể chuyện sáng tạo.

Hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học” có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển vốn từ và dạy cách nói đúng ngữ pháp, không nói què, nói cụt câu …nhưng một thực tế nói chung ở trường mầm non hiện nay là giáo viên chưa giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy được ý nghĩa của vốn từ mà trẻ đã tích lũy được. Khi tiếp xúc với trẻ, ta thường được nghe trẻ nói lễ phép, ngoan ngoãn nhưng chưa có sự sáng tạo cho “tình huống có vấn đề” mà trẻ gặp phải ngoài hiện thực cuộc sống, ta thường được nghe trẻ kể lại những câu chuyện dập khuôn quen thuộc như một con đường mòn mà chưa xen lẫn được những chi tiết mang giọng điệu ngộ nghĩnh của bản thân trẻ. Tại sao vậy? Tại vì trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động “Làm quen với tác phẩm truyện” giáo viên mới chăm chú vào tính nguyên bản của nội dung câu chuyện, coi việc trẻ trả lời đúng câu hỏi ở phần “đàm thoại” là một thành công rực rỡ. Mặt khác, ngoài giờ học giáo viên mới tập chung vào việc bao quát lớp mà quên đi nhiệm vụ trò chuyện cùng trẻ, dẫn dắt trẻ, khơi gợi những “tình huống có vấn đề” để trẻ hứng thú say mê giải quyết bằng vốn ngôn ngữ và lối tư duy của trẻ.

Với lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình đồng thời dựa trên sự tiếp thu thành tựu của công trình nghiên cứu khác, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo” 

II : Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

III : Đối tượng nghiên cứu

  – Đề tài áp dụng đối với trẻ 5 -6 tuổi lớp Lá 1, Trường Mầm non Định Tăng

– Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua hình thức kể chuyện sáng tạo.

1.4: Phương pháp nhiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: 

Nghiên cứu tài liệu, sách báo, có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến cơ sở hình thành nên kỹ năng kể chuyện sáng tạo của trẻ.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 

– Dùng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn giáo viên về nội dung nghiên cứu

– Trò chuyện cùng trẻ: Tìm hiểu vốn từ của trẻ thông qua khả năng kể chuyện sáng tạo 

* Phương pháp thực nghiệm:

Tiến hành thử nghiệm các biệp pháp đề xuất

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)