SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4095 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2669 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Võ Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phúc Lộc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Võ Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phúc Lộc |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng chỉ đạo điểm ở 2 lớp MGL và 2 trường mầm non
Biện pháp 2: Linh hoạt sáng tạo về nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ
Biện pháp 3: Từ các lớp điểm được xây dựng thành công, chúng tôi đã nhân diện rộng trong toàn huyện
Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể xã hội
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | TRANG |
I | MỞ ĐẦU | |
1 | Lý do chọn đề tài | |
2 | Mục đích nghiên cứu | |
3 | Đối tượng nghiên cứu | |
4 | Phương pháp nghiên cứu | |
II | NỘI DUNG | |
1 | Cơ sở lý luận | |
2 | Thực trạng | |
2.1 | Thực trạng chung | |
2.2 | Thuận lợi | |
2.3 | Khó khăn | |
2.4 | Kết quả khảo sát đầu năm | |
3 | Các biện pháp thực hiện | |
Biện pháp 1: Xây dựng chỉ đạo điểm ở 2 lớp MGL và 2 trườngmầm non | ||
Biện pháp 2: Linh hoạt sáng tạo về nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ . | ||
Biện pháp 3: Từ các lớp điểm được xây dựng thành công, chúng tôi đã nhân diện rộng trong toàn huyện | ||
Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể xã hội | ||
4 | Kết quả đạt được | |
III | Kết luận và kiến nghị | |
1 | Kết luận | |
2 | Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU:
- Lý do chọn đề tài:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động nhằm giữ cho môi trường xanh, sạch đẹp.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm MT đang diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, làm mất đi vẻ đẹp của các thành phố lớn, những miền quê, những vùng núi xa xôi và khắp mọi nơi trên cả nước.
Thực tế cho thấy, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm đây là một nỗi đau nhức nhối trong toàn xã hội, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo báo cáo của WHO được công bố mới đây mỗi năm trên thế gioái có khoảng 12,6 triệu chế do ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam đã có những làng gọi là làng ung thư do nguồn nước trong một xã có 20 em học sinh bị viêm cầu thận do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm…Ung thư do ô nhiễm môi trường không chỉ là bệnh của những người có tuổi mà đã len lõi và ăn sâu vào thế hệ trẻ.
Tài nguyên đất, nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy thoái; MT ô nhiễm do công nghiệp và đô thị hoá; Hệ thống giao thông cấp thoát nước kém; Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
GDBVMT là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của MT, có sự hiểu biết về MT, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc BVMT.
GDBVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở các lớp MGL được sử dụng lồng ghép trong các hoạt động sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, là người phụ trách chuyên môn Mẫu giáo ở phòng Giáo dục tôi trăn trở với tình hình thực tế ở địa phương mong muốn tìm ra một số biện pháp chỉ đạo đạt hiệu quả, phù hợp với đặc điểm GDMN khu vực nông thôn. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
Giáo viên có những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ mầm non có ý thức bảo vệ môi trường, từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt về bảo vệ môi trường.
- Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi” thông qua các hoạt động trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi áp dụng một số biện pháp sau
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra giáo dục
Phương pháp quan sát thực hành sư phạm
Phương pháp thống kê
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
Xác định được tầm quan trọng của việc BVMT và GDBVMT, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề BVMT như: Quốc Hội đã ra văn bản số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế cho Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (1) và rất nhiều các văn bản pháp quy khác về luật bảo vệ môi trường. Công văn số 854/BTNMTKH, ngày 18/5/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2015 của các Bộ , ngành, để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục và nhiệm vụ “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, trường đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ (gọi tắt là các đơn vị) báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây là một việc hết sức quan trọng thể hiện quyết tâm lớn của Đảng ta trong việc tăng cường hơn nữa công tác BVMT, đẩy mạnh sự nghiệp BVMT một cách hài hoà cùng với phát triển nhanh kinh tế đất nước và giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình CNH, HĐH (2).
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm. Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung,… nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội hình thành ở lứa tuổi sau.
GDBVMT ở trường Mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để BVMT, sống thân thiện với MT, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ (Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ)(3).
GDBVMT cho trẻ ở trường MN hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 3-6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Chính trong giai
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]