SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 5-6 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 976
Lượt tải: 12
Số trang: 37
Tác giả: Hoàng Thị Phượng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Yêu Thương
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 37
Tác giả: Hoàng Thị Phượng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Yêu Thương
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau: 

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức tích hợp về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào một số hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề.
Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học và làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho việc tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào dạy trẻ mầm non 5 tuổi.
Biện pháp 5: Khuyến khích giáo viên sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho học sinh.
Biện pháp 7: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi.
Biện pháp 8: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh và cộng đồng.

Mô tả sản phẩm

   I. PHẦN MỞ ĐẦU

           1. Lý do chọn đề tài 

Đôi chân bước dọc theo chữ S thân thương, ta lặng mình ngắm nhìn từng tấc đất đã làm nên Việt Nam oai hùng. Đất nước oai hùng ấy đã bốn nghìn năm lịch sử, xây đắp trong con cháu Việt lòng tự hào, niềm yêu quý đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc đó là “Rừng vàng biển bạc”. Câu thành ngữ đã truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện sâu sắc lòng kính yêu, trân trọng với sự trù phú, giàu có tài nguyên thiên nhiên- kho tàng quý báu của quê hương trong mỗi người dân Việt. Kho báu ấy của nước ta là các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng trên một triệu km2, bờ biển dài 3260 km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên biển Đông. Nước Việt ta là một khối thống nhất được đánh đổi bởi máu xương của bao thế hệ cha ông, là một lẽ tự nhiên bất khả xâm phạm. Thế nhưng hiện nay lẽ tự nhiên ấy lại đang lâm vào nguy cơ bị đe dọa. Nhiều tranh chấp về lãnh thổ Việt Nam diễn ra như việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và tài nguyên biển đảo. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển-  hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến an ninh quốc phòng, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý để nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành “vàng bạc” thực sự. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, gây thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ thiên nhiên nổi giận, năm 2013 nước ta đã phải đón nhận 18 trận bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt…không chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, hải đảo nói riêng có ý nghĩa sâu sắc mang tính chiến lược toàn cầu, là vấn đề cấp bách cần được đẩy mạnh quan tâm hàng đầu.

  Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi, cách xử sự đúng nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người nên những thói quen ấy cần được bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non.

Vì sống ở vùng cao nguyên nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ. Bởi lẽ ấy, tôi mong muốn trẻ biết nhiểu hơn về những cánh hải âu tung bay trên vùng trời bao la, những ngọn sóng rì rào xô bờ cát trắng, nhận thức rõ nét những điều đã làm nên Tổ quốc. Trẻ hình thành  ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống, từ đó góp phần nhỏ bé bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Hiện nay nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đã được đưa vào chương trình mẫu giáo 5 tuổi. Mặc dù đã được thực hiện 3 năm nhưng đa số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch dạy học tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp, khiến hiệu quả việc tích hợp chưa cao. Mặt khác, giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, máy móc, cứng nhắc khi lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Với trách nhiệm của người cán bộ quản lý chuyên môn, tôi đã xây dựng một kế hoạch gồm nhiều hoạt động nhằm làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. Để làm được việc này trước hết bản thân người quản lý phải nắm chắc kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo, từ đó hướng dẫn chỉ đạo cho giáo viên các bước cụ thể để giáo viên nắm bắt được và có kế hoạch dạy trẻ phù hợp. 

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn  đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi”. Tôi mong muốn thông qua việc dạy học lồng ghép qua các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản, nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về biển, hải đảo Việt Nam. Ngoài ra tôi còn cùng giáo viên tìm kiếm, sưu tầm nhiều sách báo, tư liệu, hình ảnh và nhất là những thước phim ý nghĩa đầy sinh động về bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Đây là sự gắn kết độc đáo giữa xã hội và nghệ thuật, mang đến cái nhìn trực quan sinh động, mềm hóa một vấn đề tưởng chừng như xa vời trong nhận thức trẻ nhỏ, giúp đề tài đạt kết quả tích cực. 

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Từ công tác đánh giá thực trạng việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo ở trường mầm non Họa Mi, tôi phát hiện nhiều sai lầm, vướng mắc thường gặp trong hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.  Vì vậy, tôi đã đề ra kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên về nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Thêm vào đó, tôi cùng các giáo viên tìm kiếm các tư liệu, tranh ảnh, sách truyện có liên quan đến biển, hải đảo của Việt Nam để làm phong phú thêm giá sách của các lớp. Ngoài ra, tôi hướng dẫn thêm cho các giáo viên tổ chức nhiều tiết dạy dưới hình thức cuộc thi về biển đảo quê hương để chủ đề này gần gũi hơn với trẻ. Qua các biện pháp nêu ra, tôi mong muốn tạo điều kiện để việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo không còn là điều quá xa vời với giáo viên trong trường. Giáo viên có thêm nhiều kiến thức để lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi vào các hoạt động một cách phù hợp có hiệu quả. Công tác giảng dạy của người giáo viên cũng như một loại hình nghệ thuật, cần sự trau chuốt, tỉ mỉ, kiên trì dẫn dắt trẻ đén với tình yêu quê hương đất nước, hình thành  ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam.

        3. Đối tượng nghiên cứu

        Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi – xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak.

      4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

      * Về nội dung:  Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Họa Mi – xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh DakLak.

      * Đối tượng khảo sát: Giáo viên dạy lớp 5 tuổi

      * Thời gian nghiên cứu: Từ ………….

       5 .Phương pháp nghiên cứu

        – Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan .

       –  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

       –  Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên.

       – Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.

II.PHẦN NỘI DUNG

1.Cơ sở lí luận

Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân …”.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)