SKKN Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
- Mã tài liệu: BM2107 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1426 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Văn Can |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Văn Can |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Đối với giáo viên dạy lớp 2
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm toán có lời văn lớp 2 và khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn lớp 2
2.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp để dạy dạng bài: “Giải bài toán có lời văn” ở lớp hai
2.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học
2.3.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh
2.2.6. Thực hiện tốt lên kế hoạch dạy học cho từng tiết dạy
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XI đã có nghị quyết về giáo dục đó là: “Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu tạo ra những con người có “tài”, có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người… được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em như : kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày… Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Toán ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động trí tuệ rất lớn cho học sinh. [1]
Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy.
Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy toán có lời văn của lớp 2 trường Tiểu học Quảng Lưu. Tôi thấy chỉ được khoảng 30% biết giải toán, còn 70% rất lơ mơ, lúng túng những bài toán có lời văn. Dạy học toán có lời văn là một bộ phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho học sinh Tiểu học. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề.
Qua giảng dạy thực tế của lớp 2 những năm trước, tôi thấy học sinh gặp
rất nhiều khó khăn về tính toán, tư duy, kĩ năng trong việc giải toán có lời văn. Chính vì những lý do trên bản thân tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiÖm về:
“Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân tôi cũng như đồng nghiệp có được những hiểu biết cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học nói chung.
– Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 2 thành thạo và vận dụng được các phép tính nhân chia vào giải toán có lời văn và kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; hứng thú đọc sách, nghiên cứu và yêu thích học Toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Quảng Lưu – Quảng Xương – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trực quan
Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [2]
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.Cơ sở lí luận của việc giải toán có lời văn ở lớp 2:
2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn toán lớp 2:
Môn Toán là một môn học khó đối với tất cả các lớp học và giải toán có lời văn lại càng khó hơn đối với các em đầu cấp. Toán lớp 2 là môn học có vị trí gần như là nền móng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Các em học tốt và giải các bài toán có lời văn một cách thành thạo là điểm khởi đầu cho các môn học khác, giúp các em lớn lên nhiều em trở thành tiến sĩ, kĩ sư, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống; trên tay có máy tính xách tay, trong túi có máy tính bỏ túi… nhưng các em không nắm được các công thức toán học để vận dụng vào cuộc sống thường ngày thì máy xách tay, máy tính bỏ túi, điện thoại, … cũng vô giá trị. Vì vậy việc học toán rất là quan trọng và những bài toán giải có lời văn ban đầu các em cần phải giải thành thạo. Từ đó giúp các em tự tin trong học toán.
Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua cách giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
2.1.2. Vai trò của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2:
Với việc dạy và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 là một việc khó và rất quan trọng của môn Toán. Thông qua dạy giải toán có lời văn, giáo viên đã giúp học sinh xác định được cấu trúc giải một bài toán có đầy đủ các phần (tóm tắt, bài giải, câu lời giải, phép tính và đáp số). Giúp học sinh dễ tìm hiểu những nội dung có trong bài toán và qua đó góp phần giáo dục học sinh về mọi mặt. Mặt khác, học sinh hiểu và biết cách giải bài toán có lời văn ngay từ lớp 2 sẽ thuận lợi hơn khi theo học các lớp trên và áp dụng giải những bài tập khó hơn, phức tạp hơn.
2.1.3. Nội dung chương trình của toán lớp 2 loại bài toán giải có lời văn:
Chương trình Toán 2 gồm 175 tiết, trong đó có đưa phần ôn tập về dạng toán thêm, bớt ở lớp 1 và phần lớn là ở 2 dạng toán mới về giải toán có lời văn (Bài toán về nhiều hơn – Bài toán về ít hơn) vào học kỳ I và chia thành hai giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
– Giai đoạn 2: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ. [3],[4],[5]
2.2. Thực trạng:
2.2.1 Tình hình địa phương và nhà trường:
Quảng Lưu là một xã nằm ở phía đông huyện Quảng Xương là một xã thuộc vùng khó của huyện Quảng Xương. Nền kinh tế của nhân dân còn thấp, chưa đồng đều. Bố mẹ chủ yếu đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, thậm chí có em ở nhà với anh, chị cũng là học sinh cấp 1, 2. Điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con. Đa số học sinh ngoài giờ học còn phải giúp bố mẹ công việc gia đình. Có lẽ vì vậy mà thời gian học ở nhà của các em ít và không được sự bố mẹ hướng dẫn thêm cho các em học ở nhà. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung đối với môn toán nói riêng và đặc biệt là việc học giải toán có lời văn của học sinh.
Để nâng cao chất lượng của học sinh, tôi đã chú trọng đến các môn học nói chung và nhất là môn toán, một môn học khó đối với học sinh. Trọng tâm hơn là chú trọng đến việc học giải toán có lời văn tốt hơn.
2.2.2. Thực trạng của việc tố chức dạy học rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2:
* Những việc làm được:
– Về giáo viên:
Những năm học gần đây, chất lượng môn toán ngày càng đi lên kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Bam giám hiệu đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn toán. Bam giám hiệu đã tổ chức cho giáo viên dạy đối chứng chuyên đề, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Qua những tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi muốn học sinh trường Tiểu học Quảng Lưu giải toán có lời văn tốt hơn nữa nên tôi ứng dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy..
– Về học sinh:
Lớp tôi chủ nhiệm có 32 em học sinh, đa số các em ngoan, chăm học.
Đầu năm học, tôi đã kiểm tra đồ dùng học tập, sách, vở của từng em nên lớp tôi 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ các môn học. Lớp tôi có khoảng 32% học sinh trong diện tiếp thu bài nhanh ở môn toán. Tôi đã xây dựng được nề nếp học tập trong lớp. Các em đã có thói quen học tập cá nhân, học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến bộ.
* Những việc chưa làm được:
– Đối với giáo viên: Những tiết dự giờ đồng nghiệp trong trường, qua các vòng thao giảng để chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường và qua những năm tháng giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp dạy dạng giải toán có lời văn ở một số giáo viên chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2. Từ cách dẫn dắt, diễn đạt của giáo viên còn lúng túng, khó hiểu đối với học sinh và hình thành cho học sinh giống như một bài mẫu để học sinh bắt chước. Phương pháp truyền thống theo lối mòn chủ yếu của giáo viên là đọc đầu bài cho học sinh nghe, (hoặc nhìn sách) rồi sau đó gợi ý học sinh tìm lời giải một cách chung chung không cụ thể, học sinh không hiểu bắt đầu viết lời giải như thế nào? Dựa vào đâu?… Vì vậy chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh dẫn đến học sinh còn lúng túng trong cách giải, giải sai.
– Đối với học sinh: Học sinh lớp 2, bước đầu các em mới được làm quen và giải toán có lời văn về dạng “Thêm – Bớt”. Các em còn lúng túng trong cách giải, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Hơn nữa một số học sinh chưa biết cách tự học, chưa tự giác trong học tập còn phải nhắc nhở, đôn đốc. Có em có thể viết được phép tính và tính đúng kết quả của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, chưa biết trình bày bài giải một cách đầy đủ, diễn đạt còn quá vụng về, thiếu lôgic. Một số em học toán và giải toán một cách máy móc, bắt chước bài mẫu, chưa linh động, sáng tạo trong giải toán có lời văn. Học sinh còn lẫn lộn giữa giải toán có lời văn với thực phép hiện tính, chưa phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm trong giải bài toán có lời văn.
Qua khảo sát thực tế chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2E, lớp tôi chủ nhiệm và lớp 2B do cô Nguyễn Thị Hà chủ nhiệm giữa kì 1, năm học ……..như sau:
Đề bài:
Câu 1: Hà có 25 que tính, Lan có nhiều hơn Hà 5 que tính. Hỏi Lan có bao nhiêu que tính?
Câu 2: Giải bài toán có tóm tắt sau:
Kết quả khảo sát lần 1
Lớp | Sĩ số | Học sinh làm bài tốt | Học sinh làm đúng phép tính, sai lời giải(hoặc đúng lời giải, sai phép tính | Học sinh chưa hiểu cách làm bài giải, làm sai cả lời giải và phép tính | |||
2B | 30 em | SL | TL | SL | TL | SL | TL |
14 | 46,7% | 10 | 33,3% | 6 | 20% | ||
2E | 32 em | 13 | 40,6% | 11 | 34,4% | 8 | 25% |
Từ kết quả khảo sát chất lượng ở hai lớp, tôi thấy số học sinh làm sai phép tính và lời giải chiếm tỷ lệ khá cao, lớp 2B: 6em/ 20%; Lớp 2E: 8 em/25%. Phần lớn là học sinh gặp khó khăn trong việc tìm câu lời giải cho bài toán, có nhiều em quên ghi đơn vị ở kết quả của phép tính và ở đáp số.
Sau khi khảo sát xong, tôi yêu cầu một số học sinh đặt đề toán theo tóm tắt đã cho, thì số lượng học sinh đặt đúng cũng không được nhiều mà chủ yếu các em chỉ trả lời được phép tính giải. Điều đó cho thấy rằng học sinh rất lúng túng và ngại khi phải tìm lời giải cho bài toán. Đó là do học sinh chưa đọc kỹ đề, không hiểu thế nào là tóm tắt bài toán có lời văn mặc dù các em biết giải toán, viết đúng các phép tính nhưng hầu hết các em không đọc được đề toán dựa vào tóm tắt đã cho. Bởi vì các em chưa hiểu được nội dung các bài toán có lời văn là những bài toán thực tế xung quanh ta được thể hiện bằng những từ ngữ, câu văn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]