SKKN Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém nhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà môn Toán 6
- Mã tài liệu: BM6158 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 935 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Xá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Xá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém nhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà môn Toán 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân:
2.3.2. Bổ sung kiến thức cơ bản cho HS
2.3.3. Định hướng đường lối giải bài toán
2.3.4. Phân loại bài toán
2.3.5. Bổ sung năng lực phân tích, tổng hợp và so sánh
2.3.6. Bổ sung năng lực giải toán bằng nhiều cách
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong các môn học, môn toán là một môn học khó nhưng môn toán đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ môn toán có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra môn toán có liên quan mật thiết đến các môn học khác một cách chặt chẽ, giúp cho con người hình thành và phát triển được sự linh hoạt, sáng tạo và tư duy trừu tượng.
Thực tế, có nhiều học sinh ngại học toán so với các môn học khác, đặc biệt là học sinh đầu cấp THCS. Do lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường mới, phương pháp mới,…Với đối tượng học sinh yếu kém việc học toán còn là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải đối với các em .
Bản thân tôi là một giáo viên toán cũng đã có nhiều năm trực tiếp giảng dạy toán THCS song dạy toán cho đối tượng học sinh yếu kém là một vấn đề vô cùng khó khăn với bản thân tôi cũng như đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy khác .Vì vậy để nâng cao chất lượng học sinh, tôi luôn tìm tòi để tìm ra những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với các em, khi dạy học sinh yếu kém tôi cũng đã phát hiện để học sinh yếu kém nắm được bài thì giáo viên phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:
– Giáo viên dạy phải tạo được tình cảm gần gũi, thân thiện với các em.
– Tạo cho các em sự thoải mái , tin tưởng vào bản thân.
– Các em phải được cũng cố và bổ sung những kiến thức cơ bản đã học bị thiếu hụt .
– Kiến thức giảng dạy cho các em phải mang tính vừa sức.
– Phải dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ để khắc sâu kiến thức.
Đã là giáo viên ai nghe cũng nghĩ những việc trên thì ai mà chẳng đã và đang làm nhưng thực tế không phải vậy bởi:
– Không phải học sinh nào cũng có thể tâm sự và nói lên những suy nghĩ nguyện vọng của mình cho thầy cô biết .
– Không phải học sinh nào cũng mạnh dạn hỏi những điều các em chưa hiểu và không nhớ.
– Không phải bài nào dù là rất dễ thì mọi học sinh cũng đều có thể hiểu được như nhau.
– Không phải khi cùng nghe một bài giảng thì mọi em đều có thể nhớ được dù vấn đề đó cực kì đơn giản…
Bởi vì năng khiếu bộ môn của mỗi học sinh hoàn toàn khác nhau.
Trên những cơ sở tưởng như đơn giản ấy nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lại rất khó khăn và nếu ta thực hiện tốt những yêu cầu trên thì nó sẽ mang lại hiệu quả đáng kể . Sau những tìm tòi nghiên cứu và thực hành với đối tượng học sinh lớp 6 của trường THCS Minh Khai.Tôi thấy chất lượng học sinh yếu kém của lớp 6A năm học ………….của trường do tôi phụ trách cũng đã có nhiều cải thiện , tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn toán 6” để các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và góp ý .
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Cung cấp kiến thức và phương pháp tự học cho học sinh khi học bộ môn Toán.
– Hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh. Khơi dậy tính sáng tạo và giải toán của học sinh.
– Phát triển năng lực tự học, biết liên kết và mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
– Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém môn toán 6
. 1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Đọc tài liệu nghiên cứu.
– Khảo sát, đối chiếu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục THCS, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà là hết sức quan trọng. Môn Toán lại là một trong những bộ môn trọng tâm được mọi người quan tâm hàng đầu. Toán 6 là cơ sở ban đầu góp phần hình thành cội nguồn để các em học toán trong cấp THCS. Nó là cơ sơ ban đầu để các em có sức mạnh vươn lên trong học tập bộ môn toán. Không những thế đối tượng học sinh lớp 6 cũng là học sinh đầu cấp bước đầu làm quen với cách học mới cách dạy mới nên các em cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là học sinh yếu kém .
- 2. Thực trạng
Một bộ phận học sinh học yếu toán. Việc học môn toán đối với các em là khó khăn. Chất lượng môn toán qua các đợt kiểm tra khảo sát tỷ lệ yếu, kém còn cao là vấn đề rất đáng lo ngại.
Có nhiều nguyên nhân làm cho học sinh học yếu, kém môn toán, song nguyên nhân chính chủ yếu là :
– Học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn, có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng.
– Do điều kiện hoàn cảnh, gia đình quan tâm chưa đúng mực.
– Năng lực một số học sinh hạn chế việc tiếp thu kiến thức bộ môn toán.
– Môn toán là bộ môn mang tính trừu tượng, logic cao việc diễn đạt đúng hiểu biết của các em đối với một bài toán cũng là rất khó khăn .
Dẫu là do nguyên nhân nào đi nữa thì đối với các em về kiến thức cũng có nhiều lỗ hổng bản thân các em học yếu nên cũng có nhiều mặc cảm, các em không có tự tin nhiều trong việc tiếp thu kiến thức mới, không mạnh dạn nêu ra những ý kiến của bản thân, ngoài ra các em còn yếu cả về kĩ năng trình bày chữ viết và diễn đạt lời giải của một bài toán .
Chính vì vậy, tình trạng học sinh học yếu môn toán khi lên lớp trên càng tăng và càng nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác.
Qua khảo sát cho học sinh làm bài kiểm tra ở lớp 6A của trường THCS
Minh Khai năm học …………. (khi chưa áp dụng đề tài )
Loại
Tổng số |
Giỏi | Khá | Trung bình | Dưới trung bình |
53 | 2 | 15 | 18 | 18 |
Tỉ lệ % | 3.8 | 28,2 | 34 | 34 |
Qua chấm chữa bài cho HS Tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Khả năng tính toán của nhiều em còn chậm, chưa chính xác , chưa linh hoạt, chưa vận dụng hợp lí các phương pháp giải, hợp logic, khả năng phân tích, dự đoán kết quả của một số em còn yếu và khả năng diễn đạt bài giải của nhiều em còn rất nhiều hạn chế .
Bởi vậy muốn nâng cao được chất lượng .Giảm thiểu được số học sinh
yếu kém bộ môn toán người giáo viên cần làm tốt các biện pháp sau:
2.3. Các giải pháp.
2.3.1- Tìm hiểu nguyên nhân:
- Cơ sở xác định biện pháp
Sự yếu kém có nhiều biểu hiện, nhiều vẻ nhưng nhìn chung học sinh học yếu kém môn toán đều có điểm chung là có nhiều lỗ hổng kiến thức, càng lên lớp trên lỗ hổng càng nhiều, rộng và sâu hơn.
Lỗ hổng kiến thức- chỗ trống do thiếu hụt cần phải được bù đắp thường xuyên,liên tục và nhanh chóng các kiến thức ấy .Các đồng nghiệp dạy toán đều thấy học sinh học yếu toán thì có nhiều lỗ hổng kiến thức, học sinh học kém toán thì lỗ hổng kiến thức càng nhiều. Học sinh học trung bình vẫn còn hổng kiến thức. Khi học sinh đã mất gốc thì càng học lên lớp trên thì lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng, càng sâu, càng nhiều. Các em càng không hiểu, không nhớ, không biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập. Các nguyên nhân học sinh hổng
kiến thức cũng là nguyên nhân học sinh học yếu, kém môn Toán
Học sinh yếu thường chậm hiểu, có khi bị buộc chặt vào lời giảng của giáo viên hoặc cách phát biểu trong sách giáo khoa. Thay cho việc tiếp thu nội dung bài bằng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]