SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4047 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 768 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Việt Nam |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Ánh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Việt Nam |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn và tiếp thu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học
Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao
Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết
Biện pháp 6 : Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động
Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
STT | NỘI DUNG | Trang |
1 | MỞ ĐẦU | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | NỘI DUNG | |
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng | |
2.3 | Các biện pháp | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn và tiếp thu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ | |
2.3.3 | Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao. | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết | |
2.3.6 | Biện pháp 6 : Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động. | |
2.3.7 | Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến | |
3 | KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ |
- MỞ ĐẦU
- 1. Lý do chọn đề tài:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đối với trẻ Mầm non, hiểu đơn giản kỹ năng sống chính là những thao tác hành động, nhận thức – tình cảm các con sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Việc Dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ nâng cao năng lực tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau trong những tình huống cụ thể và vừa sức. Nội dung giáo dục, phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Cần tạo ra cơ hội để trẻ được trải nghiệm từ thực tế và rút ra kinh nghiệm cho bản thân từ những thực tế đó. Nếu không có kiến thức và kỹ năng sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gặp tình huống bất ngờ. Chính vì vậy đồng hành với việc dạy kiến thức cần phải dạy các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân…
Là Tổ trưởng tổ chuyên môn mẫu giáo và là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để trải nghiệm nêu lên các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, phải được tư duy, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Là một tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất và dạy dưới hình thức nào?
Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim người mẹ thứ hai của trẻ trong năm học ………tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi “
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động , sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi “
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thực hành và trải nghiệm
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp giao tiếp
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có một vai trò rất quan trọng vì, lứa tuổi mầm non là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. kỹ năng sống là kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách cho trẻ
Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học
tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau…Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
- 2. Thực trạng của vấn đề
Năm học ………tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 38 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từ đó tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]