SKKN Một số biện pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 7 tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả trong giờ đọc – Hiểu văn bản
- Mã tài liệu: BM7055 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 957 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Phú Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Phú Định |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 7 tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả trong giờ đọc – Hiểu văn bản” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Phương pháp đưa lời giới thiệu vào bài
2.2. Phương pháp chia nhóm thảo luận
2.3. Phương pháp bình giảng
2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn nói riêng hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy học. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1]. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ lâu, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ dạy – học văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Từ thực tế giảng dạy tác phẩm văn học tôi nhận thấy, muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, người giáo viên còn cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo và phát huy năng lực của học sinh. Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến một số kinh nghiệm giảng dạy nhằm giúp học sinh THCS tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả trong giờ đọc – hiểu văn bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đầu tiên, nghiên cứu đề tài để tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường. Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận về các giải pháp nhằm giúp học sinh tiếp nhận văn bản một cách hiệu quả trong tiết học đọc – hiểu văn bản, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học, phù hợp với mục tiêu dạy học là đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, giúp học sinh phát huy được những năng lực sẵn có. Việc quan tâm đúng mức trong rèn luyện các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết giúp các em khắc sâu kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết. Đây cũng là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng chủ yếu mà sáng kiến kinh nghiệm nói đến là một số biện pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 7A trường trung học cơ sở Nga văn tiếp nhận văn bản một cách hiệu quả trong giờ đọc – hiểu văn bản.
– Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn7-THCS.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 7A trong năm học …………. ở bộ môn Ngữ văn như sau:
Kết quả khảo sát | Sĩ số | GIỎI | KHÁ | TB | YẾU, KÉM | ||||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | ||
Kết quả khảo sát đầu năm | 30 | 01 | 3.3 | 4 | 13.3 | 24 | 80.1 | 01 | 3.3 |
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong dạy học ở Trường Trung học cơ sở qua tài liệu; những kiến thức về tâm lí dạy học, tài liệu bồi dưỡng giáo dục thường xuyên…
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua các băng đĩa dạy mẫu.
– Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về hiệu quả của các phương pháp đổi mới dạy học phân môn tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết về ứng dụng các phương pháp dạy học trực quan, sử dụng giáo án điện tử vào dạy học.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường, trường bạn, các bài viết, chuyên đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết TƯ 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học bậc học” nghị quyết TƯ 2 khóa VII (12/1996) nhận định: “phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học“[1].
Trong văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có chỉ rõ phương hướng đổi mới của ngành Giáo dục – Đào tạo, đó là: “Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đối với học sinh tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh”[1]. Để đạt được điều đó, một trong những phương pháp quan trọng là phải tạo khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học cho học sinh.
Nghiên cứu về khả năng tiếp nhận vấn đề, các nhà giáo dục học cho rằng, đây là khả năng của cá nhân được biểu hiện trước hết ở kết quả của sự lĩnh hội các tri thức mới trong quá trình học tập và sáng tạo. Trong bất cứ một công việc gì, nếu có khả năng tiếp nhận, lĩnh hội, con người sẽ đạt được hiệu quả cao, từ đó, làm nảy sinh năng lực hành động và biết hành động một cách sáng tạo. Đồng thời cũng bộc lộ được những năng lực của bản thân trong quá trình hoạt động.
Việc giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách hiệu quả trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường nói chung và của từng giáo viên nói riêng. Văn học dễ làm say mê người học nếu người dạy tạo được thói quen tiếp nhận một cách tích cực tự thân nơi người học. Người học văn cần phải có khả năng cách tiếp nhận văn bản một cách chủ động, toàn diện cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, hình ảnh, vần điệu…Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến với người học.
Trong nhà trường THCS Nga văn, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên đối tượng học sinh thích tìm hiểu và sáng tạo nhưng chưa có phương pháp đúng để cảm thụ văn học, chưa hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, chưa có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả…Chính vì vậy, học sinh thường không thích học và đọc văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải tạo được sự hứng thú, khơi dậy được khả năng tiếp nhận, phải khiến cho học sinh biết biết tiếp nhận văn bản bằng cảm xúc chân thành, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học bằng cả tâm hồn và trái tim; biết rung động,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]