SKKN Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4032 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 436 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Diễm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Cầu Vồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Diễm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Cầu Vồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.2.1.Xây dựng nế nếp học tập
3.2.2. Tạo môi trường hoạt động về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
3.2.3.Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
3.2.4. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các môn học khác
3.2.5. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc mọi nơi
3.2.6. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong họat động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
3.2.7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu. | |
4. Phương pháo nghiên cứu. | |
II. NỘI DUNG DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.1. Thực trạng | |
2.2. Kết quả của thực trạng | |
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
3.1 Các giải pháp thực hiện: | |
3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: | |
3.2.1.Xây dựng nế nếp học tập | |
3.2.2. Tạo môi trường hoạt động về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. | |
3.2.3.Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm | |
3.2.4. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các môn học khác. | |
3.2.5. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc mọi nơi | |
3.2.6. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong họat động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm | |
3.2.7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết Luận. | |
2. Kiến nghị | |
3 Tài liệu tham khảo. |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Câu nói đó của Bác đã in sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta, đặc biệt là những người mẹ hiền thứ hai của trẻ – những người làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Bởi thế, để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ thì không chỉ cần có sự yêu thương chăm sóc của gia đình mà cần phải có cả sự yêu thương chăm sóc giáo dục của toàn xã hội đặc biệt là trường mầm non thân yêu của trẻ. Vì chính nơi đây trẻ được lớn lên từng ngày nhờ vào sự yêu thương chăm sóc giáo dục của các cô giáo. Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong độ tuổi ở trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trẻ thơ của chúng ta lớn lên là nhờ vào sự nâng niu, âu yếm và bằng sự yêu thương chăm sóc của ông bà, cha mẹ và của những người mẹ hiền thứ hai là cô giáo.
“Sức khoẻ là vốn quý của con người” và đời người lại được khởi đầu bằng tuổi trẻ. Để có một tương lai thì chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng là “Sức khoẻ của trẻ thơ” trẻ có được sức khoẻ tốt thì chúng sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi và phát triển toàn diện về đức – trí – thể – mỹ – lao động. Trường học là cái nôi nuôi nấng trẻ thơ nên người và mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn cho con em mình nên người, khoẻ mạnh. Nhưng làm thế nào để cho đứa trẻ thật sự khoẻ mạnh thì quả là một điều khó khăn, là một điều mà không ít các cô giáo mầm non đang trăn trở. Là một giáo viên mầm non, đã và đang trực tiếp làm công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng là rất cần thiết. Chính về thế, song hành cùng các môn học, các hoạt động trong trường mầm non mà các cô giáo cung cấp cho trẻ, thì kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là kiến thức quan trọng không thể bỏ qua. Bởi khi nhận thức và hiểu được về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho trẻ biết tự chăm sóc mình; từ đó cũng phần nào nâng cao tính tự lập ở trẻ góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn về đức – trí – thể – mỹ -lao động .
Xuất phát từ tầm quan trọng đó của công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng qua hoạt động hàng ngày tôi thấy chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm còn chưa đạt kết quả cao cho nên là một giáo viên mầm non, năm học này tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công đứng lớp 5- 6 tuổi, đã và đang trực tiếp làm công tác chăm sóc – giáo dục trẻ tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” với mong muốn sẽ truyền thụ những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cho trẻ về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để trẻ mầm non bước vào đời với sức khỏe tốt, thông minh nhanh nhẹn và sau này lớn lên trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
- Mục đích nghiên cứu
Giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có kiến thức sơ đẳng về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó trẻ có kỹ năng trong một số hoạt động về dinh dưỡng và vệ sing an toàn thực phẩm
- Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi Hoa Hồng, Trường Mầm non Quảng Cư.
- Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp:
* Phương pháp quan sát.
* Phương pháp đàm thoại.
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
* Phương pháp thu nhập thông tin.
* Phương pháp thống kê.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ở trường mầm non chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tới trẻ, tới cô giáo, tới phụ huynh học sinh và tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng. Nhất là đối với sức khỏe của trẻ em. Trẻ được ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì trẻ sẽ có sức khỏe tốt, trẻ em khỏe mạnh thì trẻ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi, học tập một cách tích cực từ đó phát triển toàn diện về các lĩnh vực giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Như chúng ta đã biết hiện nay vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Đặc biệt đối với ngành giáo dục, trong đó bậc học Mầm non thì vấn dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Hơn nữa, vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức khỏe, trí tuệ của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển. Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần rất quan tâm đến. Riêng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]