SKKN “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4048 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1658 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Thúy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quốc Tế |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Thúy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Quốc Tế |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học
Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc
Giải pháp 4: Rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động khác
Giải pháp 5: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp qua việc tổ chức các trò chơi và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường
Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói quen trong giao tiếp
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. Cơ sở lý luận | |
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Giải pháp 1: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ | |
Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học | |
Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc | |
Giải pháp 4: Rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động khác | |
Giải pháp 5: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp qua việc tổ chức các trò chơi và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường | |
Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ hình thành cho trẻ các kỹ năng và thói quen trong giao tiếp | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường |
|
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain, đã khẳng định “giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp xúc, trao đổi thông tin”[1]. Lúc này, khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa con người với con người trong xã hội. Trong nghiên cứu về giao tiếp, các nhà Tâm lý học Pháp P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson, đã coi “giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ”[2]
Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.
Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm.
Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt… “Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ (khoảng 2000 từ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày”[3]. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù, lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là một giáo viên được phân công đứng lớp 5 tuổi, tôi đã trăn trở rất nhiều về việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường, biết giao tiếp một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Tôi nguyện góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A1 tại trường mầm non Nga An”.
- Mục đích nghiên cứu
Hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Nga An nhằm giúp trẻ có thêm kiến thức về cách ứng xử trong giao tiếp với cô giáo, với bạn bè với người lớn và mọi người xung quanh, linh hoạt trong cách xử lý các tình huống hàng ngày của trẻ từ đó giáo dục hành vi và thói quen trong giao tiếp cho trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Nga An.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bậc học mầm non và những kiến thức bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
- Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của trẻ tại lớp Hoa Cúc trường mầm non Nga An năm học ………..
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Khảo sát điều tra thực tế và thu thập thông tin
- Thống kê và xử lý số liệu
Thống kê số liệu và tính % để định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra những nhận xét khoa học về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga An.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận
“Kỹ năng giao tiếp là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” [4]
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học – tiếp thu – lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức , giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là:
– Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.
– Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.
– Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
– Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ…
Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : “Kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội, kỹ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]