SKKN Một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4018 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1127 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phùng Thị Lý |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên An |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tự học để nâng cao hiểu biết về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Biện pháp 2: Nắm vững nội dung giáo dục, các nguyên tắc khi xây dựng đảm bảo nội dung phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Biện pháp 3: Lựa chọn và tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào một số chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
Biện pháp 5: Tạo môi truờng giáo dục phong phú, hấp dẫn trẻ ở trong và ngoài lớp học.
Biện pháp 6: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học.
Biện pháp 7: Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo qua thơ ca, truyện kể, bài hát, câu đố.
Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”. Câu nói của ông cha chỉ sự giàu có, trù phú và niềm tự hào của tất cả chúng ta đối với tài nguyên thiên nhiên đất nước. Thật tự hào biết bao khi nước ta có các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng 1 triệu km gần gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3260 km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ đặc biệt có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên biển đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề chủ quyền dân tộc và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo trở thành vấn đề mang tính thời sự quốc tế. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi người dân trong nước đều phải có trách nhiệm tham gia và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phù hợp với điều kiện và môi trường sống.
Trẻ mầm non là thời kỳ mà nhân cách bắt đầu hình thành và phát triển. Các nhà tâm lý học đã khẳng định“giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ, những thói quen, hành vi, tính cách của trẻ được hình thành sẽ là cơ sở, là tiền đề cho giai đoạn phát triển kế tiếp và mai sau”. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ được trang bị đầy đủ hành trang về kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo ở giai đoạn này thì trong tương lai trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, là lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào cấp học mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ được làm quen, nhận biết về biển đảo Việt Nam trên cơ sở đó giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Thực tế cho thấy hiện nay ở trường mầm non việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo mới chỉ dừng lại ở một số tiết học hoặc hoạt động lồng ghép sơ bộ thông qua một số hoạt động giáo dục hoặc một số chủ đề. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này đồng thời chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng và khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động giáo dục của các chủ đề cũng như hoạt động hàng ngày của trẻ. Do đó trẻ chưa có nhiều cơ hội được làm quen tìm hiểu về biển, hải đảo, ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường chưa hình thành rõ nét, thường xuyên ở trẻ.
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ trách nhiệm của mình là “người thầy đầu tiên” người mang đến cho trẻ những kiến thức ban đầu về biển, đảo Việt Nam. Với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta không chỉ cung cấp và truyền đạt kiến thức mà còn bồi dưỡng, hun đúc cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển đảo của tổ quốc. Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở và đặt câu hỏi mình cần phải làm gì và làm như thế nào để có thể giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đứng trước thực tế của vấn đề với lòng đam mê, nhiệt huyết, yêu nghề, sự tìm tòi sáng tạo và thực tiễn giảng dạy tôi mạnh dạn đúc rút đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhằm:
– Bước đầu cho trẻ nhận biết một số vùng biển và hải đảo Việt Nam
– Giúp trẻ nhận biết được vai trò của tài nguyên biển, hải đảo đối với đời sống con người, sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và những tác động của con người đối với tài nguyên biển, hải đảo.
– Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, từng bước hình thành cho trẻ thói quen, những hành vi văn minh và tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
– Thông qua trẻ để tuyên truyền nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đến các bậc phụ huynh.
– Giúp cho đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để giáo dục trẻ bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đạt hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
– Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
– Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và phân tích những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài thông qua các nguồn tư liệu từ sách báo và tài liệu Giáo dục Mầm non.
– Nhóm phương pháp tìm hiểu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng của đề tài.
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập.
– Nhóm phương pháp hỗ trợ: Thống kê, xử lý số liệu.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Biển, hải đảo – một vấn đề mang tính thời sự quốc tế được các quốc gia có biển đặc biệt quan tâm trong đó có Việt Nam. Vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo không còn là vấn đề của một quốc gia, một dân tộc mà là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Trong những năm gần đây dư luận thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề này bởi sự xuất hiện của các thế lực có tham vọng bá quyền và độc chiếm biển đông. Đồng thời vấn đề ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên biển, hải đảo đang ở mức báo động và Việt Nam là một trong những quốc gia đang đối mặt với các vấn đề đó. Trên thực tế từ nhiều năm nay chúng ta đã có những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo song kết quả còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo một cách toàn diện, khoa học để từ đó định hướng thúc đẩy công tác giáo dục môi trường, đặc biệt là ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực đáp ứng những đòi hỏi hiện tại và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền đất nước, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cũng như vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”. Thực hiện quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định số 1461/QĐ-BGDDT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình học của các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn ………”. Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm học ………và những năm tiếp theo.
Việc giáo dục về tài nguyên biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi có ý nghĩa quan trọng góp phần giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước gắn liền với
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]