SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả
- Mã tài liệu: BM2011 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 486 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1: Kết hợp chặt chẽ giữa chính tả với việc phát âm.
Giải pháp 2:Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức.
Giải pháp 3: Chọn bài dạy chính tả theo khu vực.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Sửa lỗi cho học sinh thông qua các tiết chính tả phân biệt các âm đầu.
Biện pháp 2: Sửa lỗi cho học sinh ngoài giờ chính tả.
Biện pháp 3: Dạy chính tả theo khu vực.
Biện pháp 4: Luyện viết đúng tiếng có vần khó.
Biện pháp 5: Chấm chữa bài chính tả.
Biện pháp 6: Luyện viết chữ đúng đẹp.
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng.
Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là “Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.
Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn tiếng việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, chữ viết là một trong bốn yêu cầu cơ bản: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được. Bởi vì khi học các môn học, các em chỉ nghe là chưa đủ mà phải viết để khắc sâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặc không thể hiểu đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiến thức môn học. Do đó “kỹ năng viết đúng chính tả” thực sự cần thiết đối với học sinh tiểu học nói riêng và đối với mọi người nói chung. Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết người – Văn hay chữ tốt”. Quả thật khi viết chữ đã không tốt thì văn không thể hay được. Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt môn chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Nhưng lỗi chính tả của người viết chữ Quốc ngữ nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng từ lâu vẫn là vấn đề nhức nhối với những ai quan tâm tới vấn đề này. Chữ viết của học sinh không được như xã hội mong muốn. Không những học sinh Tiểu học mà học sinh Trung học cơ sở, học sinh Trung học phổ thông và cả sinh viên đại học cũng có nhiều thiếu sót về chữ viết. Không những ở một địa phương mà ở khắp nơi tình trạng lỗi chính tả của học sinh có đều rất phổ biến. Đã có nhiều người lên tiếng báo động về vấn đề này.
Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phân môn Chính tả lớp 2, ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông, chúng ta còn rèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ. Bên cạnh việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng các môn học khác nói chung.
Chính vì vậy mà việc giúp học sinh lớp 2 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung “viết đúng chính tả” là vấn đề tất yếu, cần phải thường xuyên liên tục.
Vấn đề đặt ra là: “sửa lỗi chính tả cho học sinh như thế nào để học sinh viết đúng chính tả Tiếng Việt?”. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
– Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.
– Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.
– Lập kế hoạch bài học theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Lê Văn Tám.
4. Phương pháp nghiên cứu.
– Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp trò chuyện.
+ Phương pháp thu thập thông tin.
– Nhóm phương pháp hỗ trợ.
+ Thống kê.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập viết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy chính tả là rèn luyện khả năng đọc thông, viết thạo, chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ.
Khi tập nói và đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói. Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hình thành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và vô thức, thông qua dạng thức nói.
Bước vào bậc Tiểu học, trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dạng viết của ngôn ngữ. Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết, biết đọc chữ viết) trẻ em phải học chữ, viết chữ và học chính tả. Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắc chính tả được hình thành ở trẻ em qua con đường học vấn một cách tự giác và có ý thức.
Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em sẽ có một bước phát triển nhảy vọt; từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính, trẻ em tiến đến tư duy khái quát trừu tượng và lý tính, hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển, khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng.
Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là tri thức mới mẻ. Nắm bắt được nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết, học sinh có phương tiện tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, hình thành những phẩm chất có văn hóa.
Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là trên cơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ âm và các hệ thống bộ phận cấu thành ngôn ngữ). Ở độ tuổi khác nhau nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú khác nhau, với những ảnh hưởng tiếp xúc văn hóa trong các cộng đồng có nét riêng, trình độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học sinh ở từng lớp và từng cấp tiểu học không đồng đều. Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng.
2. Thực trạng.
2.1. Thực trạng học chính tả ở lớp 2B trường Tiểu học Lê Văn Tám
Năm học …………, ngay sau khi nhận lớp 2B, tôi thấy các em viết sai chính tả do các nguyên nhân sau:
– Chính tả phương ngữ: học sinh đọc như thế nào thì viết như thế ấy. Đây là một thực tế đã, đang và sẽ diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài xã hội (nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng…)
– Lỗi chính tả do không nắm được nghĩa của từ để phân biệt với cách viết. Đây chính là những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa của Tiếng Việt.
– Lỗi chính tả do không nắm được nguyên tắc ghi âm, qui tắc chính tả nên không biết khi nào viết “r”, khi nào viết “d”.
– Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, từ.
Ngay ở tuần thứ 3 tôi đã tiến hành khảo sát chính tả ở lớp tôi dạy để nắm được mức độ các em viết chính tả phân biệt giữa các phụ âm đầu ch/tr; s/x; r/d/gi …
Bài viết số1: Tiết 1 – Tuần 3 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 24).
1) Nghe viết: Bạn của Nai Nhỏ
Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn.
Biết bạn của con khoẻ mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha của Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn.
2) Bài tập: Điền vào chỗ trống
a. tr hay ch:
cật ….e, mái …e, …ung thành, …ung sức.
b. đổ hay đỗ:
… rác, thi … trời … mưa, xe … lại
Bài viết số 2: Tiết 2 – Tuần 6 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 54)
1) Nghe viết: Ngôi trường mới
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
2) Bài tập:
a. Điền vào chỗ trống s hay x:
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
b. Tìm nhanh các tiếng:
– Bắt đầu bằng s hoặc x:
………………………………………………..
– Có thanh ngã hoặc thanh hỏi:
……………………………………….
Bài viết số 3: Tiết 1 – Tuần 8 (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 65)
1) Nghe viết: Người mẹ hiền
Vừa đâu vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
– Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
– Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
2) Bài tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống r; d hay gi:
– con ….ao ; tiếng …ao hàng; …..ao bài tập về nhà.
– dè ….ặt ; …ặt giũ quần áo; chỉ có …ặt một loài cá.
Bài 2: Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau:
– Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ sôi:………
– Trái nghĩa với khó:………
– Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới:……..
Trên đây là 3 bài khảo sát chính tả đầu năm đối với những lỗi mà khi viết chính tả học sinh còn mắc phải.
2.2. Kết quả thực trạng:
Với thực trạng trên và qua khảo sát chính tả đầu năm của học sinh lớp 2B, tôi thấy học sinh điền sai rất nhiều.
Kết quả cụ thể như sau:
Kiến thức khảo sát
Tổng số học sinh
Số học sinh hoàn thành tốt
Số học sinh hoàn thành
Số học sinh chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Phân biệt ch/tr
38
11
28,95%
16
42,1%
11
28,95%
Phân biệt r/d/gi
38
8
21%
18
47,3%
12
31,5%
Phân biệt s/x
38
9
23,6%
17
44,7%
12
31,5%
3. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
3.1. Các giải pháp thực hiện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]