SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn
- Mã tài liệu: BM7069 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Giang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Giang |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tạo hứng thú để cho học sinh yêu thích văn chương
2. Rèn chính tả và chữ viết cho học sinh
3. Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh
4. Rèn cách viết câu cho học sinh
5. Rèn cách viết đoạn văn
6. Rèn bố cục một bài văn
7. Chấm và trả bài cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường Trung học cơ sở việc viết các bài Tập làm văn và kiểm tra phần Văn bản đóng vai trò hết sức quan trọng (7 bài viết/năm và 2 bài kiểm tra phần Văn bản). Các bài viết Tập làm văn và kiểm tra văn bản không chỉ đánh giá học sinh về những điểm số mà còn mục đích khác nữa như: rèn luyện tính kiên nhẫn, cách hành văn và đặc biệt là bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Hiện nay, đa số học sinh hết sức lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm xuống. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng hành văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài văn dài với rất nhiều kiểu lỗi.
Mặc dù giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở đã có cố gắng trong việc rèn luyện, chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi kiến thức cũng như kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy chúng ta phải làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở.
- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của tôi trong việc chọn đề tài này là chỉ ra một số lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh thường mắc phải trong quá trình viết văn và xin nêu ra một số biện pháp khắc phục những lỗi đó.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn” là sinh lớp 7A6 trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước 1
- Phạm vi nghiện cứu
Tôi chỉ thực hiện đề tài này trong phạm vi những bài Tập làm văn và bài kiểm tra văn bản của học sinh lớp 7A6 trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước 1.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kĩ năng làm văn của học sinh rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những lỗi viết văn mà học sinh mắc phải. Tôi chỉ sử dụng một số biện pháp như: quan sát, phát vấn, tổ chức viết bài Tập làm văn, bài kiểm tra văn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng.
- TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ ra được các lỗi sai thường gặp đối với học sinh khi trình bày bài văn. Nhất là đối với các em vùng sâu, vùng xa thường xuyên sử dụng phương ngữ để giao tiếp.
Giúp các em tự nhận ra được các lỗi trong quá trình làm bài Tập làm văn, bài kiểm tra văn.
Hướng dẫn các em cách khắc phục các lỗi đó, bao gồm: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi kiến thức…
*
* * *
PHẦN HAI: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Vai trò, vị trí của các bài viết Tập làm văn, bài kiểm tra văn trong trường Trung học cơ sở
Văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đây là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, song đã là một môn học thì nó phải đòi hỏi có những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc Đọc – hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được quan tâm, bởi vì thông qua nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản học sinh áp dụng những kỹ năng đó vào bài làm của mình. Đồng thời kết hợp với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trong trường Trung học cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em.
Dạy Văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng. Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản – người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó.
Cùng với quá trình Đọc – hiểu văn bản, ở cấp Trung học cơ sở học sinh còn phải viết các bài Tập làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường Trung học cơ sở các bài Tập làm văn và kiểm tra văn giữ vị trí hết sức quan trọng.
- Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay
- Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề
Xác định trọng tâm nội dung của đề.
– Xác định các phương thức biểu đạt và nghệ thuật: tự sự, miêu tả, nghị luận; phân tích, so sánh, ví von, liên tưởng, lập luận chứng minh, giải thích…
Xác định phạm vi đối tượng, tư liệu.
- Lập dàn ý
Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của bài văn, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.
Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần: [Mở bài (hay còn gọi là Đặt vấn đề), Thân bài (hay còn gọi là Giải quyết vấn đề), Kết bài (hay còn gọi là Kết thúc vấn đề)].
* Mở bài: Đây là bước đầu tiên có vai trò rất quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn cho toàn bài. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát đối tượng (vấn đề) sẽ viết, nó sẽ dược làm sáng tỏ trong phần thân bài. Để có được mở bài hay, người viết cần cần nêu trọng tâm và phạm vi đối tượng (vấn đề) sẽ tự sự (kể, tả, nhận xét, đánh giá), bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
* Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.
* Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.
- Riêng đối với bài văn nghị luận cần có:
– Trình bày dẫn chứng
+ Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ cũng quyết định dẫn chứng; dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]