SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi chơi tốt hoạt động ngoài trời
- Mã tài liệu: BC4030 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1663 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sao Mai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sao Mai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi chơi tốt hoạt động ngoài trời” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tìm hiểu về khả năng hoạt động của trẻ khi ra ngoài trời.
Biện pháp 2: Giáo viên thường xuyên tìm tòi để tìm ra cách tổ chức trong các hoạt động nhằm
tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động khác nhau.
Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi ngoài trời một cách linh hoạt, phong phú, đa
dạng lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
Biện pháp 4: Sưu tầm đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm phát huy tính tích
cực chủ động của trẻ.
Biện pháp 5: Chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Biện pháp 1: Tìm hiểu về khả năng hoạt động của trẻ khi ra ngoài trời. | |
Biện pháp 2: Giáo viên thường xuyên tìm tòi để tìm ra cách tổ chức trong các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động khác nhau. | |
Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi ngoài trời một cách linh hoạt, phong phú, đa dạng lôi cuốn trẻ vào hoạt động. | |
Biện pháp 4: Sưu tầm đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. | |
Biện pháp 5: Chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo | |
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại |
- LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó bậc học mầm non đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng của giáo viên là trẻ nhỏ, hoàn toàn còn non nớt, trẻ nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Các mặt phát triển toàn diện của trẻ hòa quyện đan xen vào nhau, ảnh hưởng đến nhau mà không tách rời rõ nét. Cho nên bước đầu cho trẻ làm quen với các môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi công, đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non.
Bản thân tôi là một giáo viên đã dạy lâu năm, tôi luôn yêu nghề, mến trẻ và luôn nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để có được những bài giảng hay giúp trẻ phát huy hết được khả năng vốn có. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy rằng trẻ ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ thông tin, các cháu ngày một thông minh hơn rất nhiều và tôi tự hỏi nếu chúng tôi cứ giậm chân tại chỗ, cứ áp dụng những phương pháp cũ hay nói đúng hơn là giáo dục đi sau sự phát triển của trẻ thì trẻ em sẽ phát triển như thế nào? Chất lượng giáo dục mầm non sẽ ra sao?. Chính vì những trăn trở đó, tôi nhận thức được rằng: Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Hơn nữa, trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”.[2]. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, được tự do hoạt động theo ý thích, tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.
Hơn nữa, môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?… và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành vẻ đẹp, thói quen tốt cho trẻ. [4]
Tôi tiến hành trên tất cả các hoạt động tổ chức cho trẻ nhưng kết quả nổi bật mà tôi đạt được là trong hoạt động ngoài trời. Bởi vì ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trẻ được ‘‘Học mà chơi – Chơi mà học’’. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhận thức, nhân cách cho trẻ. Chính vì những lý do trên, tôi luôn cố gắng nỗ lực tìm tòi và tôi đã thực hiện được một phần nào đó ý nguyện của mình, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn.Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”[5]. Tôi luôn băn khoăn và lo lắng về vấn đề này, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi chơi tốt hoạt động ngoài trời” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giúp trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời phát huy được tính tích cực chủ động cho trẻ trong cuộc sống tạo tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]