SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học
- Mã tài liệu: BC4157 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 427 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức hội thi “ Bé yêu văn học”
* Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp mắt
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
* Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen văn học thông qua môn học khác
* Biện pháp 5: Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi
* Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC”
- Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài:
Đối với cô giáo mầm non lòng yêu nghề mến trẻ chính là điều kiện, là tiêu chuẩn đầu tiên trong hệ thống những tiêu chuẩn mực của một người giáo viên mầm non. Để cố gắng vượt qua mọi khó khăn vất vả trong quá trình học tập để trở thành cô giáo mầm non và trải qua những năm công tác đầu tiên của sự nghiệp trồng người. Trải qua quá trình học tập và công tác tôi hiểu được rằng giáo dục mầm non không chỉ là khoa học mà còn là cả một nghệ thuật. Chính vì lý do đó mà cô giáo mầm non phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà xã hội giao phó, đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn diện. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, là phương tiện để trẻ lĩnh hội, tiếp thu các hoạt động của người lớn. Việc phát triển và hoàn thiện dần ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Trẻ phải có bộ máy phát âm bình thường, có môi trường sống thoải mái, có sự chăm sóc hướng dẫn thường xuyên của người lớn mà đặc biệt là cô giáo dùng những phương pháp có khoa học có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và hình thành ở trẻ những nét tính cách ban đầu. Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chính là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức ban đầu tốt đẹp. Kính yêu Bác Hồ, thật thà, lễ phép, ngoan ngoãn với mọi người xung quanh và còn là phương tiện hình thành đạo đức trong sáng ở trẻ, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng phong phú. Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên cây, cỏ, lá, hoa, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp lá 1 trường Mầm non Sơn ca thường xuyên tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ và dựa vào những gì mà tôi đã tích lũy được trong những năm qua nên tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học”
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
* Mục tiêu: Giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong quá trình dạy trẻ làm văn học tôi thấy khả năng cảm thụ văn học lớp tôi còn nhiều hạn chế, cứng nhắc. Mặt khác tiếp cận với chương trình mầm non mới như hiện nay đòi hỏi trong tiết học trẻ phải được trải nghiệm và hoạt động một cách tích cực sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hướng đến giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
* Nhiệm vụ: Nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ.
- Đối tượng nghiên cứu:
Những biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
– Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt và hoạt động làm quen văn học.
– Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 – 6 tuổi Trường Mầm non Sơn ca
– Thời gian: Năm học …………
- Phương pháp nghiên cứu:
Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp như:
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Dùng lời: Đọc chuyện, thơ, đồng dao, ca dao…
- Ghi chép quá trình phát triển của trẻ.
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
– Phương pháp dự giờ: Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi dự giờ, thao giảng, dự giờ chuyên đề… tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với lớp mình.
II: Phần nội dung:
- Cơ sở lí luận:
Văn học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi mầm non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục phải có đạo đức, mẫu mực, có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. Môn làm quen văn học là hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non. Bằng những con đường cảm thụ văn học, giúp trẻ mở rộng và củng cố hiểu biết về tự nhiên xã hội về mối quan hệ giữa người và người. Từ đó hình thành những phẩm chất cao đẹp và những tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
Tạo môi trường là điều kiện để trẻ hoạt động tích cực và chủ động nhằm tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm: Giúp trẻ từ nhận biết đến nhận xét đánh giá và cao hơn là nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Tạo cơ hội để trẻ thể hiện được ý kiến của cô, của bạn để hiểu biết của trẻ phong phú hơn giúp trẻ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh tốt hơn. Bằng sự nhập tâm tác phẩm văn học vừa tiếp nhận, giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ ở mọi nơi mọi lúc để những hiểu biết về cuộc sống trẻ sẽ hòa quyện với việc cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ.
Làm quen với văn học cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo, hóa thân vào các nhân vật trong các vai diễn trò chơi đóng kịch… Từ đó trẻ chủ động tham gia hoạt động tích cực sáng tạo. Dưới sự đổi mới như hiện nay. Hoạt động làm quen văn học không phải là hoạt động độc lập, không theo một quy trình phân chia thành nhiều tiết như trước đây, không gò theo cấu trúc trong khi tổ chức hoạt động. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: Chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”.
Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ truyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ định, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo.
Qua các tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
- Thực trạng:
2.1 Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
– Các cháu đi học đều và đã quen với trường lớp.
– Cố nắm vững phương pháp, yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ và phụ huynh, được trau dồi kiến thức thường xuyên tập huấn các chuyên đề mới.
– Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm nhắc nhở, giúp đỡ về chuyên môn.
– Cô giáo cũng đã cố gắng học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho chương trình mới hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.
* Khó khăn:
– Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của mình. Trẻ đọc thơ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]