SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học
- Mã tài liệu: BC4075 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1306 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Vũ Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Vũ Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học” triển khai các biện pháp như sau:
– Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm lĩnh hội của trẻ Mầm non qua việc học mà chơi
– Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học
– Biện pháp 3: Đọc tác phẩm nghệ thuật và sử dụng phương tiện trực quan
– Biện pháp 4: Tạo môi trường văn học trong trường, lớp theo từng chủ đề
– Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ giúp trẻ học tốt môn Làm quen văn học
– Biện pháp 6: Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên giúp trẻ nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học
– Biện pháp 7: Phối hợp, đan xen, tích hợp văn học với các môn học khác và các hoạt động
Mô tả sản phẩm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON EANA
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến, việc giáo dục đang được quan tâm ở hầu hết các cấp, các ngành trong toàn xã hội. Và bậc học Mầm non cũng có những chuyển biến lớn về chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Đổi mới giáo dục Mầm non nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ. Để có thể phát triển hài hòa cả thể chất lẫn trí tuệ, đạt được các yếu tố năng động sáng tạo nhằm giúp trẻ lớn lên trở thành những con người phát triển toàn diện.
Với quan điểm ấy, bằng nhiều hình thức thông qua các môn học và các hoạt động, giáo dục Mầm non đã góp phần xây dựng và giáo dục con người mới ở lứa tuổi còn thơ.
Mà trong đó làm quen với Văn học là một môn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ mà còn kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Trẻ được cảm nhận, đồng điệu với niềm vui, nỗi buồn của những nhân vật trong truyện, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua các tác phẩm thơ, ca dao, tục ngữ… Nó còn góp phần tích cực giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng, lời nói trong các hoạt động đời sống, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức thẩm mỹ thông qua các tác phẩm văn học. Mặt khác thực hiện giảng dạy tốt bộ môn làm quen với văn học còn là điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề cho trẻ học tốt môn văn học sau này khi học phổ thông. Thế nhưng không phải lúc nào giáo viên cũng làm cho trẻ hứng thú với hoạt động này ở một số câu truyện dài không có kịch tính trẻ thường khó khăn trong việc nhớ nội dung câu truyện, hoặc nói chuyện riêng, không nghe hết câu truyện. Đa số trẻ quê ở Thái Bình trẻ còn nói ngọng. Cũng có một số truyện giáo viên khó chuyển thể sang kịch bản sân khấu, các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động này còn ít dẫn đến kết quả giờ học chưa cao. Từ đó trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ra những câu hỏi: “Tại sao trẻ chưa hứng thú với hoạt động làm quen văn học?”, “Làm thế nào để giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học?”… Để trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường Mầm non Ea Na” để nghiên cứu và áp dụng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hơn môn làm quen văn học.
Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này nghiên cứu.
2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu:Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là: Áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học.
Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu về đặc điểm lĩnh hội của trẻ Mầm non. Trong thực tế tại sao chất lượng của hoạt động làm quen với văn học ở lứa tuổi 5-6 tuổi tại trường có chất lượng cao chưa? Vì sao chưa đạt hiệu quả cao để khắc phục những mặt còn tồn tại. Khi tổ chức hoạt động này ở trường cần nắm vững hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thông qua một trò chơi thì giáo viên sẽ thoải mái, nhẹ nhàng mà trẻ vui thích hoạt động.
Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học có hiệu quả, sát với thực tế để phù hợp với tình hình của trẻ trong lớp. Tìm hiểu về đặc điểm cảm thụ những tác phẩm văn học của trẻ 5-6 tuổi để lựa chọn đề tài phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia.Trẻ được làm quen tác phẩm văn học vừa sức kích thích sự suy nghĩ, sáng tạo và trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động.
Nghiên cứu kĩ tác phẩm, đọc diễn cảm và sử dụng các phương tiện trong hoạt động làm quen văn học. Trẻ bộc lộ được tình cảm của mình trước các nhân vật, rèn khả năng đọc, kể diễn cảm, luyện tập để phát âm đúng tất cả các từ trong tiếng Việt, kể cả các từ khó. Phát triển khả năng ghi nhớ, tăng khả năng cảm thụ. Hoạt động làm quen văn học sẽ rất hứng thú, gây sự quan sát chú ý của trẻ
Tạo môi trường văn học để tác phẩm văn học tiếp xúc với trẻ, vừa làm quen được tác phẩm mới, mà trẻ lại củng cố được tác phẩm đã được học.
Phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để rèn thêm kiến thức cho trẻ và quyên góp được đồ dùng nguyên liệu để giúp tiết học phong phú, sinh động và có hiệu quả.
Tự học tập và tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Lựa chọn phương pháp giảng dạy, xây dựng bài giảng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, thực hiện theo các chuyên đề mới mở để truyền đạt tốt nhất đến trẻ.
Lồng ghép môn Làm quen văn học ở các môn học khác, trong các hoạt động và làm quen các tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ được củng cố lại tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm tốt hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn Làm quen văn học
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm quen văn học
Đối tượng khảo sát: Trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Ea Na
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng……….đến tháng ………. (năm học ……….)
- Phương pháp nghiên cứu:
Để áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học tôi đã sử dụng:
Nhóm phương pháp lý luận:
Dựa trên quan điểm “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Dựa vào đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước. Việc đổi mới giáo dục Mầm non, luôn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu làm người tốt. Đối với trẻ phải dạy như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, sao cho các cháu vẫn giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có tính kỹ thuật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không khúm lúm, đặt đâu ngồi đấy”.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm.
Một số phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp trải nghiệm thực tế.
- Phần nội dung:
- Cơ sở lý luận:
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ – giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]