SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học
- Mã tài liệu: BC4123 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 516 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Cháu khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành
* Biện pháp 2: Khám phá khoa học qua vật thật bằng hình thức tham quan
* Biện pháp 3: Xây dựng góc “Bé với thiên nhiên ” để trẻ hoạt động KPKH
Mô tả sản phẩm
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ – Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xữ. Đối với việc giáo dục phát trển nhân cách toàn diện cho trẻ em, người giáo viên phải biết tất cả các môn học như thể dục kĩ năng, hoạt động tạo hình, làm qen với toán, giáo dục âm nhạc, làm quen văn học mỗi môn học có một vị trí rất quan trọng giúp trẻ phát triển những mặc khác nhau nhưng tôi thấy quan trọng nhất đó là môn Khám phá khoa học vì Khám phá khoa học là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Khám phá khoa học là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
Theo tôi để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục hình thành nhân cách trẻ, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của một giáo viên mầm non ra thì việc xác định các phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học cũng đặc biệt quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống ở trẻ đó là điều rất cần thiết.
Vậy tìm biện pháp, phương pháp là gì? tìm ở đâu? Câu hỏi này đã được giải quyết qua các chuyên đề chăm sóc và giáo dục mà chúng ta đã được tập huấn và lý thuyết đó cũng được chúng ta thực hiện thông qua các quá trình dạy học và chăm sóc trẻ hằng ngày. Nhưng trong quá trình thực hiện các đồng chí đã thấy thỏa mãn với mục tiêu mình đặt ra chưa? có gì đổi mới, có gì tiến bộ, có gì sáng tạo? để trẻ ở lớp chúng ta nhận thức tiến bộ nhanh bắt kịp cùng trang lứa với trẻ ở thành phố.
Còn tôi trong 12 năm công tác mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinh nghiệm. Muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp mới giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này.
Tôi viết sáng kiến ra đây cho những chị em trong ngành cùng tham khảo và góp ý. Chúng ta hãy vì nền giáo dục của mầm non hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của trẻ.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
* Mục tiêu:
– Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ.
– Đề tài thành công trẻ sẽ khám phá khoa học một cách hứng thú có tác dụng giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực…
– Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở trẻ 5-6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.
* Nhiệm vụ của đề tài
– Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng rồi kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ
– Các phương pháp biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học.
– Đề tài có tính ứng dụng thực tiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
– Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm Non Krông Ana.
– Căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm tôi chọn nghiên cứu của đề tài: “Một số biện pháp mới giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học”.
- Gới hạn phạm vi nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ khám phá khoa học.
– Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình tôi có sử dụng một số giáo trình thuộc bộ môn khám phá khoa học và tư liệu của đồng nghiệp để nghiên cứu.
– Vấn đề mà bài viết này đề cập đến là chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác .
– Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng ………..tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm Non Krông Ana.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu
– Phương pháp dùng lời : Trao đổi với trẻ về những đối tượng được quan sát
– Phương pháp quan sát : Cho trẻ xem, phân tích về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng… của đối tượng được quan sát
– Phương pháp luyện tập : Trẻ được trực tiếp nhìn, nghe…những gì mà trẻ được thấy để thực hiện theo yêu cầu của cô
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
* Theo cơ sở lý luận khoa học tự nhiên
– Việc hưỡng dẫn trẻ làm quen với MTXQ (KPKH)đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, hiểu được quy luật phát triển của nó, biết giải thích đúng theo quan điểm duy vật về mỗi quan hệ giữa sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên.
– Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ. Có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiên đều có thể làm trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển và hình thành tình yêu quê hương đất nước.
* Theo cơ sở khoa học xã hội
– Nhà giáo dục cần phải hiểu tại sao mỗi cá nhân trở thành người theo các cách khác nhau? Do đâu mà mỗi cá nhân tích lũy được kinh nghiệm xã hội khác nhau. Điều này đòi hỏi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đứa trẻ trong quan hệ với hiện thực.
– Sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non, nhờ đó mà trẻ không chỉ nhận được thông tin ở MTXQ mà còn nắm được cách thể hiện hành vi mối quan hệ tình cảm giữa người với người.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]