SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4120 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 782 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, sáng tạo lựa chọn hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn, phù hợp
2.3.2. Hình thành những tiền đề cần thiết cho việc tổ chức hoạt động
2.3.3. Tạo tình huống có vấn đề và sử dụng hệ thống câu hỏi chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính mở
2.3.4. Lồng nghép các trò chơi vào giờ hoạt động khám phá khoa học
2.3.5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kĩ năng sống qua các hoạt động
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1 Lí do chọn đề tài | |
1.2 Mục đích nghiên cứu | |
1.3 Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 Phương pháp nghiên cứu | |
1.5 Những điểm mới của SKKN | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, sáng tạo lựa chọn hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn, phù hợp. |
|
2.3.2. Hình thành những tiền đề cần thiết cho việc tổ chức hoạt động | |
2.3.3. Tạo tình huống có vấn đề và sử dụng hệ thống câu hỏi chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính mở. | |
2.3.4. Lồng nghép các trò chơi vào giờ hoạt động khám phá khoa học | |
2.3.5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kĩ năng sống qua các hoạt động. | |
2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường |
|
2.4.1 Đối với giáo viên | |
2.4.2 Đối với trẻ | |
3. Kết luận và kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong văn kiện Đại hội Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội”. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ “Trang bị kiến thức” sang “Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” [1]. Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Hiện nay nền giáo dục XHCN Việt Nam đào tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.Trong đó giáo dục mầm non có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực trí tuệ con người. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. HiÖn nay gi¸o dôc mÇm non ®· cã nh÷ng bíc ph¸t triÓn vµ tiÕn bé ®¸ng kÓ vÒ m¹ng líi qui m« trêng líp, chÊt lîng gi¸o dôc. Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình nhà trường, xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi dạy chăm sóc giáo dục trẻ góp phần phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ từ môi trường tự nhiên: Cỏ cây, hoa lá, chim muông, đến môi trường xã hội, công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau không những thế trẻ còn được khám phá chính bản thân mình[2].
Nhu cầu khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội từ đó góp phần phát triển toàn diện.
Hiện nay việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học trong trường đã được giáo viên tổ chức theo đúng kế hoạch đề ra và cũng đạt được kết quả đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy vẫn còn hiện tượng giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ và vận dụng những biện pháp tổ chức chưa linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ do đó chưa thu hút sự tập trung chú ý và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. Nên sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh chưa thật chính xác, trẻ còn hay quên, hay nhầm lẫn. Đứng trước vấn đề trên là một giáo viên mầm non tôi nghĩ rằng nếu tình trạng này cứ diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ vì kiến thức của môn khám phá khoa học có liên quan tới các môn học khác, mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần phải cho trẻ nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, chính xác, chắc chắn để trẻ có cơ sở học tốt ở các lớp sau nên tôi đã nghiên cứu những nguyên nhân gây ra và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thành Kim”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài để nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môn khám phá khoa học đạt hiệu quả tại trường Mầm non Thành Kim.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thành Kim – Thạch Thành- Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thực hành – trải nghiệm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong năm học ………. bản thân là giáo viên đứng lớp 4-5 tuổi tại trường mầm non Thành kim tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với môi trường xung quanh” sáng kiến đã được hội đồng khoa học ngành đánh giá xếp loại B cấp tỉnh. Sáng kiến được áp dụng tại nhà trường trong những năm học vừa qua tôi rất tâm đắc với sáng kiến này và muốn tiếp tục áp dụng triển khai ở lứa tuổi 5-6 tuổi hiện nay tôi đang phụ trách với mong muốn góp phần giúp trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả hơn. Tôi đã tiếp tục nghiên cứu đề tài và phát triển thêm những điểm mới trong các biện pháp cũ cho phù hợp với lứa tuổi 5-6 tuổi đặc biệt tôi đi sâu vào nghiên cứu những điểm mới sau.
– Hình thành những tiền đề cần thiết cho việc tổ chức hoạt động
– Sáng tạo, lựa chọn hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn, phù hơp
– Tạo tình huống có vấn đề và sử dụng hệ thống câu hỏi chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính mở.
– Phối hợp với phụ huynh, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kĩ năng sống qua các hoạt động.
Với những điểm mới này tôi mong muốn góp phần mở rộng thế giới xung quanh cho trẻ và kết quả giờ hoạt động khám phá khoa học ngày càng được nâng cao.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non hoạt động học chưa phải là hoạt động chủ đạo vì vậy việc học tập đối với trẻ mầm non có tính đặc thù riêng. Hoạt động học cần được tổ chức nhẹ nhàng, thoải mái, hấp dẫn với trẻ, với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Ở lứa tuổi mầm non, với đặc điểm tư duy
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]