SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng vẽ tranh môn Mĩ thuật 7
- Mã tài liệu: BM7045 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2572 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Cát |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Cát |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng vẽ tranh môn Mĩ thuật 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao tư tưởng, tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh
2. Kiểm tra kĩ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 7
3. Sử dụng các biện pháp để nâng cao kĩ năng vẽ tranh đề tài
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | Trang |
I. MỞ ĐẦU. | |
1. Lí do chọn đề tài. | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Điểm mới so với SKKN viết năm ………… |
|
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN | |
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2. Thực trạng của vấn đề | |
3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài môn Mỹ thuật lớp 7 ở trường THCS Ba ĐÌnh – Nga Sơn | |
3.1. Nâng cao tư tưởng, tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh | |
3.2. Kiểm tra kĩ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 7 | |
3.3. Sử dụng các biện pháp để nâng cao kĩ năng vẽ tranh đề tài | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chú trọng ươm mầm và nuôi dưỡng những năng lực, phát huy năng khiếu. Sự phát triển ngày nay đòi hỏi con người phải phát triển cả về đức dục, trí dục, thể dục và mĩ dục (nghĩa là rèn đức, luyện tài). Chính vì vậy Mĩ thuật không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ.
Thực tế khi giảng dạy chương trình Mĩ thuật ở THCS, tôi thấy rằng môn Mĩ thuật đã giúp các em có nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật. Ở đây chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó người ta có thể bắt gặp được những ước mơ, khát vọng biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình ảnh đầy chất trẻ thơ. Hay đơn giản hơn là các em vận dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, trao đổi và học hỏi nhau về những điều văn minh hơn trong học tập, sinh hoạt ở trường. Đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, để hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp, luôn vươn tới cái đẹp. [1]
Với môn Mĩ thuật ở trường THCS, các em đã được làm quen với nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác, vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn. Không phải cứ giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong quá trình giáo dục, muốn con người phát triển về mọi mặt thì người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý trong học tập, cũng như sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng.
Khi vẽ tranh, đòi hỏi phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo. Vậy, trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, hình vẽ đó không chỉ là những gì thực tế, mà còn có sự sáng tạo, hình ảnh sinh động, hồn nhiên, ngây thơ của các em. Vì thế, khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng, góp phần tạo ra hứng thú và kỹ năng cần thiết trong khi làm bài. [2]
Bên cạnh đó, phần đa là các em vẽ theo cảm tính, không theo kỹ năng vẽ cơ bản. Thể hiện nội dung chưa sát với đề tài; cách sắp xếp bố cục còn sơ sài, lỏng lẻo không chặt chẽ; hình vẽ còn lặp lại, chưa sinh động, chưa có tính sáng tạo; màu sắc chưa hài hòa.
Từ những lý do trên, bản thân tôi thấy được việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 7 nói riêng và học sinh THCS nói chung là thực sự cần thiết. Góp phần đưa chất lượng dạy – học ngày một đi lên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài môn Mĩ thuật 7 ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn”.
- Mục đích nghiên cứu
– Điều tra hứng thú vẽ tranh và hiệu quả vẽ tranh của học sinh lớp 7 nhằm phát hiện năng lực, năng khiếu để bồi dưỡng tài năng cho học sinh.
– Thông qua việc hướng dẫn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học và giáo viên nâng cao khả năng áp dụng phương pháp mới, công nghệ mới trong dạy học. Đồng thời giáo viên hoàn chỉnh hơn phương pháp dạy học Mĩ thuật.
- Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 7 thực hiện các kỹ năng vẽ tranh thông qua sự hướng dẫn của giáo viên trong các tiết vẽ tranh đề tài ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn.
- Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sáng kiến được nghiên cứu và vận dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Được sử dụng trong quá trình hệ thống hóa kiến thức qua đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm.
– Phương pháp dạy- học tích cực: Được sử dụng trong quá trình hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng vẽ tranh.
– Phương pháp làm việc theo nhóm: Được sử dụng để tạo không khí sôi nổi cho tiết học, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.
– Phương pháp kiểm tra – đánh giá: Được sử dụng trong quá trình thu bài của học sinh
– Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.
- Điểm mới so với SKKN viết năm …………
– Sử dụng các biện pháp tích cực để nâng cao kĩ năng vẽ tranh: Kĩ năng chọn nội dung đề tài; kĩ năng sắp xếp bố cục; kĩ năng vẽ hình, mảng, đường nét; kĩ năng vẽ màu được nâng cao.
– Học sinh có hứng thú say mê môn học hơn; kỹ năng bắt dáng nhanh, thể hiện ở các dáng động, dáng tĩnh về người và cảnh vật xung quanh; biết chọn những hình ảnh đẹp, tiêu biểu để ráp vào tranh vẽ được hiệu quả hơn.
– Tính thực nghiệm của học sinh cũng được nâng cao hơn: Về khả năng tư duy, kỹ năng mở rộng nội dung qua các đề tài; kỹ năng xây dựng bố cục chặt chẽ, thể hiện nhịp điệu trong bố cục; kỹ năng vẽ hình, mảng, nét sinh động, phong phú, sáng tạo hơn; kỹ năng vẽ màu có cảm xúc, tươi vui và hài hòa hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]