SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6079 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1552 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Luyện nói chuẩn tiếng phổ thông
2.3.2. Biện pháp 2: Ôn luyện các quy tắc viết chính tả tiếng Việt
2.3.3. Biện pháp 3: Cung cấp một số mẹo luật viết chính tả
2.3.4. Biện pháp 4: Làm bài tập để luyện viết chính tả
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức luyện viết chính tả
2.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra việc luyện viết chính tả
2.3.7. Biện pháp 7: Lập sổ tay chính tả
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, chữ Quốc ngữ là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, gìn giữ và viết đúng chính tả không chỉ là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh bậc Trung học cơ sở (THCS) viết không đúng chính tả là một hiện tượng khá phổ biến trong các nhà trường nói chung và Trường THCS Hoằng Long nói riêng. Việc viết không đúng chính tả không chỉ diễn ra ở những đối tượng học sinh trung bình hay yếu, kém mà ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi. Điều đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bản thân các em cũng như thành tích chung của lớp và nhà trường, bởi việc viết sai chính tả rất dễ dẫn đến hiện tượng kiến thức trong vở ghi không rõ ràng, hoặc sai, khi về nhà ôn bài các em sẽ khó hiểu hoặc hiểu sai kiến thức; sai lỗi chính tả trong các bài kiểm tra, bài thi sẽ còn bị trừ điểm bài làm, dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao, nhất là môn Ngữ văn.
Như vậy, dù ở góc độ nào, việc các em viết sai lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng đến thành tích của cá nhân và tập thể. Nhưng quan trọng hơn nữa, nó sẽ làm giảm đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, làm giảm đi hiệu qủa giao tiếp của cộng đồng.
Vấn đề trên đã đặt ra cho mỗi giáo viên THCS, nhất là với giáo viên Ngữ văn, ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức về bộ môn, rèn các kĩ năng tạo lập văn bản còn phải luyện cho các em viết đúng chính tả.
Bản thân vừa làm công tác quản lý vừa tham gia giảng dạy, sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện, tôi đã tích lũy được một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả và đạt được những kết quả khả quan. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6A Trường THCS Hoằng Long” để nghiên cứu và áp dụng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 6A trường THCS Hoằng Long.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 6A ở trường THCS Hoằng Long.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề ra, tôi đã xây dựng nhóm phương pháp như sau:
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp luyện tập thực hành:
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn. Chỉ có thông qua con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng lực viết đúng chính tả một cách có hiệu quả.
– Phương pháp giao tiếp:
Phương pháp này giúp học sinh khắc sâu những quy tắc chính tả một cách có ý thức. Muốn sử dụng phương pháp này cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
– Phương pháp phân tích ngôn ngữ :
Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ lẫn, tùy theo từng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ hiểu, không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.
– Phương pháp điều tra, thống kê kết quả:
Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng giai đoạn.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trong “Báo cáo chính trị” của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Thanh Hóa khóa XIX, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 có nêu: “Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục ở các bậc học, ngành học, chú trọng giáo dục toàn diện về đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thể chất, ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật, viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông…”
Để nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông thì việc rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng. Rèn nét chữ cho HS không chỉ là công việc ngày một ngày hai, cũng không phải một thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn luyện là có thể thành công đối với các em. Mà đó là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn luyện, có người hướng dẫn là các giáo viên dạy môn Ngữ văn, sự giám sát nhắc nhở của các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với phụ huynh của học sinh mới tạo nên sự thành công ấy. Tục ngữ xưa đã nói: “Nét chữ nết người”, công việc rèn nét chữ cho các em không phải kết quả thu được là vở sạch chữ đẹp mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc giữa chừng cho các em. Đó là đức tính mà mỗi con người muốn thành công không thể không có.
Hơn thế nữa, một học sinh khi ra đời, làm bất cứ một công việc gì cũng cần đến công việc viết lách. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển không ngừng các em có thể nói rằng chữ xấu thì có thể đánh máy, song không thể viết đúng nếu như các em không hiểu luật, và các quy tắc chính tả. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi các biển quảng cáo, các bản tin, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng sai nhiều lỗi chính tả một cách ngớ ngẩn.
2.2. Thực trạng
Năm học ……….., khối 6 Trường THCS Hoằng Long có tổng số 47 học sinh được biên chế thành 02 lớp, lớp 6A có 24 học sinh, trong đó có 13 nam, 11 nữ.
2.2.1 Thuận lợi
– Đa số các em đã được nắm được một số qui tắc viết chính tả ở cấp Tiểu học.
– Sĩ số học sinh của lớp ít, thuận lợi cho việc uốn nắn, theo dõi quá trình rèn luyện của các em.
– Nhà trường quan tâm sâu sắc trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện về chuyên
môn, cũng như cơ sở vật chất, giúp đỡ giáo viên trong quá trình nghiên cứu.
– Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.
– Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, năng động trong công tác, nhiệt tình trong công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2.2. Khó khăn
– Một số em chưa có ý thức tự giác học. Việc học tập của các em cần phải có người nhắc nhở.
– Một số em chưa nắm được một số qui tắc khi viết chính tả.
– Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em.
– Thời gian học tập của các em còn hạn chế. Mặc khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong khi nói và viết…
– Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
– Trên 90% học sinh là con em địa phương gốc Hoằng Long nên việc sử dụng ngôn ngữ địa phương ảnh hưởng rất nhiều trong ngôn ngữ nói và viết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]