SKKN Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước Toán 6
- Mã tài liệu: BM6170 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 739 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước Toán 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Những sai sót thường gặp
b. Nguyên nhân sai sót
c. Biện pháp giải quyết các nguyên nhân sai sót
d. Diễn giải các luận điểm
d.1. Sai sót do sử dụng ký hiệu toán học
d.2. Sai sót do cẩu thả, thiếu tính cẩn thận chính xác khi làm bài
d.3. Sai sót do không nắm vững hệ thống kiến thức
d.4. Sai sót do không lập luận, lập luận không có căn cứ khi trình bày bài toán
d.5. Sai sót do không biết cách trình bày hoặc trình bày tuỳ tiện, máy móc
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình môn toán THCS hiện nay, chương trình của mỗi khối có một nét đặc trưng riêng song luôn có sự gắn kết bổ sung giữa các đơn vị kiến thức mà đặc biệt là môn số học 6 nói chung, các bài toán liên quan đến bội và ước nói riêng. Nó có ý nghĩa rất quan trọng : là cơ sở ban đầu, là nền tảng cho việc tiếp tục học toán ở các lớp tiếp theo.
Thực tế giảng dạy cho thấy: Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen với chương trình THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt với phân môn số học, mặc dù đã được học ở tiểu học, nhưng với những đòi hỏi ở cấp THCS buộc các em trình bày bài toán phải lôgíc, có cơ sở nên đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa với lứa tuổi của các em luôn có thói quen “ làm bài nhanh giành thời gian đi chơi”, nên việc trình bày tính toán còn sai sót khá nhiều, ảnh hưởng không ít đến chất lượng bộ môn. Đây là vấn đề mà các thầy cô giáo giảng dạy toán 6 và các bậc phụ huynh đều rất quan tâm, lo lắng.Vì vậy giúp học sinh tìm ra những sai lầm, phân tích được nguyên nhân và chỉ rõ cách khắc phục những sai lầm đó trong quá trình thực hành giải bài toán số học đặc biệt là toán về ước và bội là tâm huyết và trăn trở của mỗi thầy cô giáo dạy toán 6. Với những lý do đó tôi chọn đề tài :
“ Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước toán 6 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu ở việc khắc phục tính không cẩn thận và những sai sót khi giải một số dạng toán liên quan đến bội và ước trên cơ sở tập hợp. Nhằm hình thành thói quen cẩn thận khi làm bài, tính tích cực, tự giác sáng tạo cho học sinh, biết liên kết mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+Các kiến thức số học lớp 6 liên quan đến bội và ước trên cơ sở tập hợp
+ Học sinh diện đại trà lớp 6 trường THCS Thọ Thế
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu qua tài liệu: SGK, SGV, SBT toán 6, tài liệu có liên quan.
Nghiên cứu qua thực hành giải bài tập của học sinh.
Nghiên cứu qua theo dõi kiểm tra.
Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy của từng đối tượng học sinh.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Toán học là một trong những môn cơ bản giúp học sinh phát triển khả năng tư duy trí phán đoán, có cái nhìn khái quát, chính xác, khoa học. Hình thành kỹ năng nói chung, kỹ năng học tập toán nói riêng, là một quá trình phức tạp, khó khăn phải phối hợp, đan xen, lồng ghép các biện pháp sư phạm một cách hài hòa. Để có kỹ năng phải qua quá trình luyện tập. Việc luyện tập có hiệu quả nếu biết khéo léo khai thác nội dung học tập, từ kiến thức ban đầu sang một loạt nội dung tương tự, giúp học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều tình huống khác nhau nhằm mục đích rèn luyện, củng cố, khắc sâu kiến thức, qua đó học sinh được rèn luyện không chỉ tri thức mà còn rèn cả tri thức phương pháp.Như thế học sinh không những chỉ trang bị về kiến thức mà còn về tri thức thực hành toán học. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng, các thuật toán, vận dụng kết hợp một cách sáng tạo hợp lý giữa các kiến thức để giải quyết các bài tập trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học sao cho phù hợp với đại đa số học sinh; Rèn luyện kỹ năng thực hành trong tính toán, kỹ năng vận dụng cả hệ thống lý thuyết đã học; xây dựng cho các em nề nếp khoa học chính xác phấn khởi trong học tập, chủ động sáng tạo, tạo nếp tư duy các phương thức thao tác cần thiết. Giáo viên rèn luyện các kỹ năng nhằm đem lại thành công là vận dụng lý thuyết vào bài tập tốt, kỹ năng giải bài tập thành thạo, lập luận lôgích, chặt chẽ tránh được những sai sót. Nhưng sai sót trong lập luận, trong khi trình bày bài toán vẫn xảy ra thường xuyên ở đối tượng học sinh đại trà.
Do đó, khắc phục những sai sót là rất cần thiết đối với học sinh lớp 6 để tạo nền tảng cho các lớp sau.
2.2.Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế giảng dạy cho thấy: Học sinh lớp 6 nói chung học sinh lớp 6 trường THCS Thọ Thế nói riêng bước đầu làm quen với chương trình THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt với phân môn số học, mặc dù đã được học ở tiểu học, nhưng với những đòi hỏi ở cấp THCS buộc các em trình bày bài toán phải lôgíc, có cơ sở nên đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa với lứa tuổi của các em luôn có thói quen “ làm bài nhanh giành thời gian đi chơi”, nên việc trình bày tính toán còn sai sót khá nhiều, ảnh hưởng không ít đến chất lượng bộ môn.
a/ Đối với giáo viên:
– Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên chưa giúp học sinh nắm được cách trình bày từng dạng toán cụ thể, học sinh chưa khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong việc giải toán.
– Trong các tiết dạy nhất là tiết luyện tập đã ghi lại các sai sót mà học sinh gặp phải để có kế hoạch bổ sung kịp thời cho các em, chỉ rõ sai sót cụ thể cho cần rèn luyện và giáo viên kiểm tra lại .
– Thông qua tiết luyện tập giáo viên chưa phân dạng bài tập cụ thể và mỗi dạng chưa có bài giải trình bày mẫu rõ ràng cho các em tập giải.
– Giáo viên chưa kiên trì, bền bỉ rèn luyện cho các em các dạng toán trên trong suốt năm học
– Giáo viên chưa gần gũi, chan hòa với học sinh, gây hứng thú trong mỗi tiết học, qua từng bài toán, qua các trò chơi vui học .
– Đôi khi thưởng phạt chưa công minh, thích đáng qua việc kiểm tra bài tập của
học sinh trên lớp, trên vở, kiểm tra viết, bài tập về nhà bằng cách ghi điểm học tập cụ thể, công khai .
b/ Đối với học sinh.
Đa số học sinh chưa nắm vững kiến thức về bội và ước dẫn đến trình bày bài toán không có cơ sở thiếu lập luận chính xác, trình bày một cách tùy tiện, kí hiệu sai, tính toán không cẩn thận.
Đối với học sinh lớp 6 mới được làm quen với tập hợp và các kí hiệu nên việc sử dụng các kí hiệu đôi khi còn nhầm lẫn, có khi là không hiểu bản chất của kí hiệu mình dùng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]