SKKN Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2030 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 471 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh học sinh để chăm lo đến chất lượng học tập của các em.
Biện pháp 2: Phân loại học sinh
Biện pháp 3: Phương pháp rèn đọc trong phân môn Tập đọc
Biện pháp 4: Các biện pháp rèn đọc cụ thể
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo.
Trong quá trình công tác và giảng dạy ở trường Tiểu học Tam Chung, huyện Mường Lát, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tôi đã nhận thấy việc nói và viết Tiếng Việt của các em còn sai nhiều, đặc biệt là đọc thế nào viết thế đó, sử dụng từ và đặt câu còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn nên khi nói và viết chưa lưu loát, sai lỗi còn nhiều. Từ đó tôi thấy một số điều bất cập sau:
– Học sinh đọc rất yếu (hầu hết các em phải đánh vần và đọc chậm).
– Học sinh ít hiểu nội dung bài đọc.
– Học sinh phát âm còn sai nhiều.
– Học sinh ngắt, nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
– Học sinh chưa hiểu các từ ngữ trong văn bản, nhất là các từ ngữ mới.
– Nội dung bài tập đọc khá dài, trong khi đó học sinh đọc chậm dẫn đến trong 35 phút rất khó cho giáo viên hoàn thành bài dạy.
– Học sinh còn đọc vẹt (đọc theo giáo viên, theo bạn mà một lúc sau không đọc được, không hiểu nội dung bài đọc) khá nhiều.
Trong khi đó, tập đọc là phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, rất nhiều bài tập đọc là ngữ liệu dạy học cho các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
Những vấn đề trên luôn làm cho tôi suy nghĩ phải làm sao cho các em nắm bắt được một cách nhanh nhất về kĩ năng đọc để áp dụng vào việc học các môn học khác. Điều đó thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi về vấn đề này và bước đầu tôi đã áp dụng thành công ở lớp mình.
Ở trường, khi học trên lớp, các em chủ yếu được nghe cô giáo giảng bài, những tuần đầu của năm học, giáo viên thường phải dùng cả hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của các em để các em hiểu được bài học; học sinh được luyện đọc nhưng để hiểu được nội dung của bài học là một điều hết sức khó khăn với các em, học sinh được luyện đọc, luyện viết nhưng kỹ năng để đọc viết đúng các con chữ cũng là một điều hết sức nan giải. Về với gia đình, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt ở trên lớp mà các em có được, những con chữ đầu tiên lại bị lãng quên trong tiềm thức của các em. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn hẹp và không thuần nhất như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em hết sức khó khăn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn chuyên đề “Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2’’ Khu Suối Lóng Trường Tiểu học Tam Chung nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích cho các em viết được, đọc được, đến đọc thông, viết thạo và hiểu được nội dung của bài tập đọc. Đây là vấn đề đang được xã hội, nghành giáo dục và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số quan tâm.
Như những nội dung tôi đã nêu trên, việc dạy cho học sinh biết đọc và đọc đúng, đọc chuẩn là vấn đề day dứt của tất cả giáo viên trong trường tiểu học. Vì vậy, qua đề tài này, tôi mong sẽ góp phần cho việc dạy học tập đọc cho học sinh lớp 2 mà tôi trực tiếp giảng dạy có hiệu quả và thành công. Làm sao khi hoàn thành chương trình lớp 2, học sinh có thể đọc được tối thiểu 30 tiếng/phút, hiểu đúng nội dung bài tập đọc, đọc đúng ngữ điệu, đúng chính âm và biết sữ dụng Tiếng Việt như sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “ Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh lớp 2’’ khu Suối Lóng trường Tiểu học Tam Chung
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập, phân tích; phương pháp phân tích tổng hợp với các nội dung kiến thức của hoạt động dạy học; phương pháp kiểm tra, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
– Đây là những giai đoạn đầu của bậc học tiểu học, ở lứa tuổi này các em bước đầu đã biết quan tâm dến bản thân và mọi người. Các em chưa mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, không còn rụt rè, e sợ. Trong giai đoạn này, các em đã có một suy nghĩ và hành động mới. Đó là diều kiện thuận lợi cho các em trong học tập và cuộc sống. Các em chưa xác định được việc học là trọng tâm. Chính vì vậy, khi dạy học giáo viên phải chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lí này của các em.
Trong quá trình học tập, các kiến thức được các em ghi nhớ chưa chắc chắn và chưa có lôgic. Các em có thể tìm hiểu được các nội dung bài học mà phải có sự giúp đỡ, “cầm tay chỉ đường” của giáo viên. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải dựa vào trình độ học sinh để phát huy khả năng tư duy vốn có của các em.
Nhiều em còn ham chơi: Vì các em chưa quan tâm đến việc học tập và do phong tục tập quán của người dân, khi cần các em có thể bỏ học nhiều ngày để đi chơi. Nhiều em đến lớp chỉ với mục đính đơn giản là có nhiều bạn để chơi.
Nhiều em rụt rè, nhút nhát: Cho dù các em đã học đến lớp 2, đã quen với trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhưng các em vẫn không tự tin vào mình. Nhiều em thấy thầy, cô mới là tròn mắt ngạc nhiên, có em sợ đến phát khóc. Trong học tập, thầy cô hỏi thì cứ ngồi lì một chỗ không dám đứng lên trả lời cho dù các em đã biết câu trả lời. Nhiều em thấy thầy, cô đến nhà là bỏ chạy, thấy thầy cô là trốn. Mặt khác, nhiều em do học lực yếu nên luôn bị áp lực và rồi cũng không đến trường (trường hợp này là rất nhiều).
+ Luôn cho mình là người học dốt: Nhiều em không dám tới trường vì cho rằng mình không biết đọc, không biết viết, không biết làm toán,…ngay cả bố, mẹ các em cũng cho rằng: “Hắn học không được đâu cô giáo ơi!”.
– Đặc điểm nổi bật trong nhận thức của các em là:
+ Chưa nhận thức đúng vấn đề học tập đây là do lịch sử để lại, bởi nhận thức của người dân còn rất hạn chế. Họ luôn suy nghĩ: “Học để làm gì?”, “đi làm nương mới no cái bụng”,..Vì vậy, nhiều em không muốn đi học.
+ Học vẹt: Nhiều em cứ đọc, nói vanh vách nhưng khi hỏi nội dung thì không biết. Chẳng hạn có nhiều em đọc một bài tập đọc học thuộc lòng thì thuộc vanh vách, nhưng khi giáo viên hỏi về nội dung bài thì các em không trả lời được, hoặc nếu trả lời thì không đúng nội dung.
– Nói chung, nhận thức của các em còn yếu, vì thế việc truyền thụ kiến thức cho các em là rất khó khăn cho giáo viên. Đây chính là sự băn khoăn của tất cả giáo viên đang công tác tại vùng cao Mường Lát này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc dạy cho các em đọc được quả là rất khó khăn, đó là chưa nói đến việc dạy cho các em đọc hiểu, đọc diễn cảm ở mức đơn giản. Mỗi giờ dạy tập đọc là mỗi giờ giáo viên phải vất vả, khó khăn mới truyền thụ được kiến thức cho các em. Những khó khăn chủ yếu đó là:
a. Do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của các em:
– Học sinh dân tộc khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là Tiếng việt. Tuy rằng các em đã được học qua bậc học mầm non, không có thời gian để học nói Tiếng Việt trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc, để được mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như học sinh người Kinh. Như vậy, ngay những ngày mới tới trường, học sinh phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khi học Tiếng Việt. Các em phải làm quen với một hệ thống ngữ âm không hoàn toàn giống với tiếng mẹ đẻ. Với người học ngôn ngữ thứ hai thì học phát âm đúng âm vần đóng vai trò quan trọng ; khi đã biết cách phát âm thì những khâu tiếp theo như đọc tiếng, từ, câu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, cần phải dạy cho các em phát âm đúng ngay khi học âm, vần của tiếng Việt.
– Từ lúc mới chào đời, các em đã làm quen với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ đó đã ngự trị trong cuộc sống sinh hoạt của các em. Vì thế, việc học Tiếng Việt đối với các em như chúng ta học tiếng nước ngoài vậy. cho dù một số em có tiếp xúc với người Kinh hoặc nghe bố, mẹ, anh, chị,…nên có một số ít ngôn ngữ Tiêng Việt, nhưng chừng đó quả là quá ít đối với việc học Tiếng Việt – là một ngôn ngữ chính thống. Trong khi đó những học sinh người Kinh thì nhiều em vào lớp 2 đã biết đọc, biết viết thành thạo.
– Mặt khác, các em học Tiếng Việt nhưng không giao tiếp bằng Tiếng Việt nên học xong lại chóng quên. Nhiều em mới biết đọc thì sau 2 tháng hè đã không còn nhớ mặt chữ nữa. Như Lê-nin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”, vậy mà các em học Tiếng Việt mà lại giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình thì học rồi cũng như không.
– Hơn nữa, trong ngôn ngữ của các em rất nặng, đa số những tiếng có thanh trắc (hỏi, ngã, nặng) và rất ít thanh bằng (huyền, không); trong khi nói, đọc các
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]