SKKN Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học Vnen
- Mã tài liệu: BM2043 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 324 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học Vnen” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh.
3. 2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua tăng cường tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua tổ chức hoạt động theo nhóm đôi thật hiệu quả.
3. 4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua họat động nhóm và chia sẻ trước lớp.
3. 5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua việc kể lại đoạn truyện đã đọc, đã học.
3. 6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua dạy bài kể lại sự việc đã làm hoặc chứng kiến.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của con người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản hoặc văn bản. Có thể nói, đây là những khái niệm cơ bản mà lí luận dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp quan tâm nghiên cứu. Luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 chính là quá trình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe – nói cơ bản. Luyện kĩ năng nghe – nói theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học sinh tới những hoạt động giao tiếp – hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo lập, sản sinh lời nói. Một trong những mục tiêu cơ bản của việc rèn luyện kĩ năng nghe – nói ở Tiểu học là hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ – năng lực hoạt động lời nói cho học sinh, bao gồm năng lực lĩnh hội về lời nói (nghe) và năng lực sinh sản lời nói (nói).
Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp; giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hóa. Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho các em trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Là giáo viên của một trường dạy học theo mô hình trường học mới VNEN nên tôi rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Ở sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2 việc rèn kĩ năng nghe – nói chủ yếu là hoạt động theo nhóm (nhóm đôi, nhóm lớn). Đặc biệt luyện kĩ năng nghe – nói thông qua hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc luyện kĩ năng luyện nghe – nói theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Để hoạt động phát huy được tối ưu vai trò của nó trong dạy học, giáo viên và học sinh cần có những kĩ năng gì? .
Bản thân luôn trăn trở và tâm đắc với việc phải rèn cho học sinh lớp 2 kỹ năng nghe – nói tốt nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học VNEN” để giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và phát triển tốt các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp góp phần giáo dục các em trở trành những con người phát triển toàn diện tiến tới hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nắm vững mục tiêu, kiến thức, nội dung, phương pháp và hình thức luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2, để học sinh ý thức được kĩ năng nghe – nói trong giao tiếp và rèn luyện thành thục kĩ năng đó. Điều này có nghĩa là năng lực ngôn ngữ phải được hình thành cùng với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng nghe – nói của học sinh lớp 2B
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong lớp 2B – Trong trường Tiểu học Tượng Lĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý thuyết
– Tài liệu
– Nội dung
– Cơ sở lí luận
b. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của tổ, khối, chuyên môn.
c. Phương pháp thực tập sư phạm.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp trao đổi.
– Phương pháp thực hành.
– Phương pháp làm mẫu.
– Phương pháp nêu gương, động viên khuyến khích.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp kiểm định.
– Phương pháp so sánh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 theo mô hình trường học mới VNEN . Tôi thấy việc dạy nghe – nói trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2 được thể hiện ở rất nhiều hoạt động, ở hầu hết các nội dung học tập. Chẳng hạn, ở nội dung luyện đọc, học sinh đọc thành tiếng trong nhóm hay trước lớp đồng thời được rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe – nói (nghe bạn đọc câu, đoạn, bài; nêu được nhận xét việc đọc của bạn). Ở nội dung luyện đọc – hiểu, học sinh được luyện nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô; nghe – hiểu câu trả lời của bạn và luyện kĩ năng nói : trả lời câu hỏi đọc – hiểu, nhận xét ý kiến của các bạn,…
Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 rất chú trọng rèn kĩ năng nghe – nói cho học sinh. Hầu như ở tất cả các bài học, ở các hoạt động học tập môn Tiếng Việt, các em đều được luyện nói theo những hình thức đa dạng dưới đây:
Phát biểu trình bày ý kiến riêng của cá nhân;
Hỏi – đáp theo cặp;
Trao đổi trong nhóm, thảo luận chung cả lớp;
Kể lại đoạn truyện học hoặc câu chuyện đã đọc;
Kể lại việc đã làm hoặc đã chứng kiến.
Như vậy, luyện nghe – nói là hoạt động thường xuyên trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2 với các hình thức đa dạng. Khi dạy ngôn ngữ nói, giáo viên cần xác định rõ ràng rằng ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết. Nó giúp học sinh nói một cách linh hoạt, tự nhiên, tránh được sự máy móc và khô cứng trong biểu đạt ngôn ngữ. Việc học kĩ năng nghe – nói đòi hỏi học sinh phải tự tin vào bản thân. Thầy cô giáo là người tạo dựng, khích lệ, động viên, thúc đẩy sự tự tin đó cho các em.
2. Thực trạng về kỹ năng nghe – nói đối với học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Tượng Lĩnh:
1. 2. Thực trạng:
“Quan sát” thực tế rèn luyện kĩ năng nghe – nói Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 tôi còn thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Về giáo viên :
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, có năng lực chuyên môn, năng lực điều hành và tạo cơ hội để giáo viên phát huy hết tài năng vốn có của mình.
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi học tập và giảng dạy.
Là trường dạy học theo mô hình VNEN giáo viên được tập huấn, được tiếp cận với phương pháp dạy học mới hiện đại và tiên tiến.
* Khó khăn :
Bản thân giáo viên là người Miền Trung, đặc biệt là người Thanh Hóa nên sự phát triển về ngôn ngữ mang những nét đặc sắc riêng của người dân địa phương. Cùng với môi trường sống của các em, hằng ngày được giao tiếp với ngôn ngữ rất riêng của xứ Thanh nên việc rèn cho các em phát triển ngôn ngữ chuẩn là rất khó khăn và là điều tôi quan tâm hàng đầu.
b. Về học sinh
* Thuận lợi
Các em đều chăm ngoan, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.
Học sinh trường Tiểu học Tượng Lĩnh được học theo mô hình trường học mới VNEN, với mô hình dạy học này các em được chú trọng đến phát triển các kĩ năng. Học sinh được trải nghiệm, được hợp tác, thảo luận, chia sẻ là điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển tốt các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng nghe – nói.
Học sinh trong lớp đều tích tực, chủ động hợp tác và khả năng tự học tự quản tốt.
* Khó khăn:
Khi luyện kĩ năng nghe – nói nhiều học sinh chưa tự tin trước đám đông. Ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, gò bó mình. Nhiều học sinh đã dám tự đứng trước lớp để diễn đạt ý mình nói nhưng chưa thể hiện được điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt trong giao tiếp.
Nhiều em vẫn còn ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm xa nên việc tự học của các em vẫn chưa chủ động.
Người thân của các em giao tiếp với nhau bằng tiếng địa phương nên các em cũng học tập theo.
2. 2. Kết quả khảo sát đầu năm học …………
Vào đầu năm học …………, để có cơ sở cho việc rèn kĩ năng nghe – nói có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả của 36 học sinh lớp 2B, kết quả thu được như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]